5 điều cần lưu ý khi mở cửa hàng gạo hiệu quả bạn nhất định phải biết. Nếu bạn đang có ý định khởi nghiệp bằng việc kinh doanh gạo thì đây có lẽ sẽ là cơ hội giúp bạn thay đổi tài chính. Bởi kinh doanh gạo thường đơn giản, ít vốn, dễ bán và ổn định hơn so với ngành nghề khác.
Bài viết này WPRO.vn sẽ chia sẻ một số lưu ý khi mở cửa hàng gạo bạn nên biết.
==> Đón đọc thêm:
+ 500 mẫu file excel, Phần mềm quản lý, tin tức mới liên tục cập nhật hay
Hãy theo dõi nội dung có ngay bài viết này.
MỘT SỐ LƯU Ý KHI MỞ CỬA HÀNG GẠO BẠN CẦN NẮM RÕ.
Để mở được cửa hàng kinh doanh gạo thành công, suôn sẻ bạn có thể xem một số gợi ý sau:
1. Lên kế hoạch, dự trù ngân sách, chi phí để kinh doanh.
Trước tiên, bạn cần làm là lập bản kế hoạch kinh doanh chi tiết hoàn chỉnh. Bản kế hoạch sẽ bao gồm:
>> Dùng thử miễn phí:
Tải ngay DEMO phần mềm quản lý bán hàng WPRO 2.0
1.1. Dự trù Ngân sách để có tiền kinh doanh gạo – 5 điều cần lưu ý khi mở cửa hàng gạo hiệu quả bạn nhất định phải biết
+ Số tiền bạn dự định sẽ đầu tư kinh doanh khoảng tầm bao nhiêu?
+ Số tiền hiện có là bao nhiêu?
+ Bạn còn cần phải vay thêm là bao nhiêu?
+ Số tiền đó có phải chịu lãi suất hay không ?
1.2. Lập bảng dự trù chi phí cần thiết.
Nếu bạn đã có sẵn mặt bằng lý tưởng thì có thể bỏ qua chi phí này. Bằng không bạn sẽ mất một số tiền tương đối lớn để thuê lại cửa hàng có sẵn. Hoặc phải xây dựng tạo mới trên mặt bằng đã thuê.
Ngoài chi phí mua hàng là chi phí chính thì ta cần phải chi trả cho một số khác:
- Vật dụng, kệ, trang thiết bị để bảo quản, trưng bày sản phẩm.
- Bao bì đóng gói sản phẩm
- Sửa chữa máy móc, dụng cụ, cửa hàng
- Chi phí giao hàng, vận chuyển và chi phi khác phát sinh nếu có.
Từ việc lên ngân sách và dự trù chi phí dự kiến sẽ giúp cho công việc kinh doanh bạn chủ động hơn. Bạn sẽ có phương án xử lý nhanh chóng hạn chế được nhiều rủi ro.
2. Nguồn hàng chất lượng
Xem xét lựa chọn nguồn hàng uy tín, chất lượng, giá cả hợp lý luôn là tiêu chí được đặt ra hàng đầu. Với bất kỳ ai, khi kinh doanh vào ngành nghề nào cũng vậy. Chúng ta đều phải xem xét chất lượng, giá cả để thứ nhất không bị mua lỗ, mua đắt so với giá thị trường.
Thứ 2 là chúng ta phải cân đối để bán cho khách hàng giá cả hợp lý nhất. Vì nếu hàng bán ra với giá cao, chất lượng không tốt khách hàng sẽ quay lưng lại chúng ta ngay.
Nếu 2 yếu tố về tìm kiếm nguồn hàng bạn đã bỏ sót thì nên nghiên cứu lại.
3. Nghiên cứu thị trường – 5 điều cần lưu ý khi mở cửa hàng gạo hiệu quả.
>> Dùng thử miễn phí:
Tải ngay DEMO phần mềm quản lý bán hàng WPRO 2.0
Để kinh doanh thành công thì nghiên cứu thị trường là điều cần thiết của bất kỳ ngành nghề nào, kinh doanh gạo cũng vậy.
Bạn hãy xem xét:
- Vị trí cửa hàng bạn đặt có phù hợp với khu dân cư hay không ?
- Giao thông đi lại có thuận lợi không?
- Nguồn thu nhập bình quân khu dân cư này có ổn định hay không ?
- Kinh doanh khu nông thôn thì thuận lợi và có khó khăn gì ?
- Đối thủ cạnh tranh cùng khu vực bạn sẽ kinh doanh có nhiều không? Lợi thế về sản phẩm kinh doanh của họ là gì để thu hút người mua?
4. Thủ tục, giấy tờ – 5 điều cần lưu ý khi mở cửa hàng gạo hiệu quả. Bạn đã nắm rõ ?
Các thủ tục pháp lý bạn cần lưu ý khi mở cửa hàng gạo như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh hộ cá thể( theo mẫu)
- Một số giấy tờ liên quan tới thông tin cá nhân: Chứng minh thư/ căn cước công dân của cá nhân tham gia mở cửa hàng/ người đại diện hộ gia đình.
- Tên cửa hàng: Phải có đủ cấu trúc loại hình và tên riêng cho cửa hàng. Từ ngữ đặt để đặt tên không chứ từ, ký tự thiếu văn hóa, trái thuần phong mỹ tục. Tên tiếng việt hoặc tiếng anh không được trùng lặp với tên của cửa hàng khác trong phạm vi cấp huyện.
Lưu ý: Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh sẽ có một số nội dung như:
+ Tên hộ kinh doanh, địa chỉ mở, trụ sở kinh doanh gạo
+ Đăng ký ngành nghề kinh doanh – Mặt hàng gạo.
+ Số vốn dự định sẽ dành để kinh doanh sẽ được bạn đăng ký tại giấy này.
+ Họ, tên, các thông tin giấy tờ liên quan
+ Địa chỉ cư trú, thông tin liên hệ
+ Chữ ký xác nhận của cá nhân/ người đại diện mở cửa hàng.
5. Lưu ý về các khoản thuế phải đóng.
5 điều cần lưu ý khi mở cửa hàng gạo hiệu quả bạn nhất định phải biết. Một trong số đó chính là nghĩa vụ đóng thuế, các khoản bắt buộc phải nộp cho nhà nước.
Đóng thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi công dân và tất cả các doanh nghiệp đều phải thực hiện.
Khi mở cửa hàng bạn cần lưu ý đóng những loại thuế sau:
+ Thuế giá trị gia tăng
+ Thu nhập cá nhân
+ Thuế môn bài.
>> Theo quy định mới nhất thì nếu doanh thu của cửa hàng dưới 100 triệu/ năm thì sẽ không phải nộp các loại thuế trên.
>> Dùng thử miễn phí:
Tải ngay DEMO phần mềm quản lý bán hàng WPRO 2.0