Kinh doanh cửa hàng phân bón hiệu quả nhờ vào bí quyết kinh doanh nào sau đây? Hãy cùng WPRO.vn theo dõi bài viết sau nhé.
Việt Nam được biết đến là một đất nước có nền kinh tế chủ yếu phát triển từ ngành nông nghiệp. Tăng năng suất cây trồng để tăng thêm thu nhập không chỉ là mong muốn của người nông dân mà đó cũng là mong muốn của cả một nền kinh tế. Một trong số các biện pháp để cải thiện cây trồng, dinh dưỡng đất đó chính là sử dụng các loại phân bón.
==> Xem thêm thông tin liên quan:
KINH DOANH THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT AN TOÀN- HIỆU QUẢ
Sau đây là một số bí quyết kinh doanh phân bón hiệu quả dành cho bạn cùng xem nhé.
1. Nghiên cứu thị trường – Kinh doanh cửa hàng phân bón hiệu quả.
Đối với thị trường phân bón thì ở đâu có dân cư sinh sống, trồng trọt ở đó có nhu cầu. Chính vì vậy việc tiếp cận khách hàng sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều.
Việc bạn cần làm lúc này là nghiên cứu thị trường tại đây xem đã có cửa hàng kinh doanh nào chưa. Nếu chưa có thì bạn cần làm các công tác tư tưởng, giới thiệu khách hàng về các sản phẩm đó. Nêu ra sự khác biệt giữa cây trồng dùng phân bón và loại chưa sử dụng. Để từ đó kích thích tiêu dùng sản phẩm cho cây và tăng năng suất cây trồng.
Ngoài ra cần quan tâm tới đối thủ cạnh tranh quanh khu vực này xem sự khác biệt, thu hút khách của họ là gì. Chúng ta cần học hỏi gì, cải thiện gì để công việc bán hàng tốt hơn.
>> Dùng thử miễn phí:
Tải ngay DEMO phần mềm quản lý bán hàng WPRO 2.0
2. Khách hàng mục tiêu.
Đừng nghĩ rằng không cần xác định khách hàng mục tiêu vì nó không quan trọng. Đó là một nhận định sai lầm bạn cần thay đổi nếu đã nghĩ vậy. Xác định khách hàng mục tiêu của cửa hàng giúp bạn nhập hàng hợp lý tránh tràn lan gây tồn kho ứ hàng. Ngoài ra còn giúp bạn có kế hoạch chăm sóc, tìm hiểu thông tin hàng hóa đáp ứng nhu cầu một cách chi tiết, chuyên sâu.
Các khách hàng bạn có thể hướng đến như:
- Người nông dân chuyên canh (Trồng lúa, hoa màu theo vụ, cây giá trị kinh tế cao…)
- Người chơi cây cảnh, chơi hoa
- Tiếp xúc các trang trại nhà lưới, nhà kính quy mô trồng dự án lớn.
- …
Chỉ cần lưu ý: Để xa tầm tay của trẻ dưới 10 tuổi, đặc biệt trẻ nhỏ dưới 6 tuổi là được. Vì trẻ quá nhỏ để nhận thức, dễ nuốt, ăn phải gây nguy hiểm.
3. Thủ tục, giấy tờ, pháp lý để kinh doanh – Kinh doanh cửa hàng phân bón hiệu quả.
Căn cứ pháp lý Nghị định 108/2017/NĐ CP về quản lý phân bón ngày hiệu lực 20/09/2017 theo Điều 19 có quy định rõ.
Muốn kinh doanh buôn bán phân bón cần chuẩn bị thủ tục như sau:
- Giấy đề nghị đăng ký, thành lập cửa hàng, công ty theo quy định của pháp luật.
- Phải có địa điểm kinh doanh rõ ràng
- Phải có biển hiệu quảng cáo, sổ ghi chép mua bán phân bón hàng ngày.
- Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón. Hoặc có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành lĩnh vực: Trồng trọt, nông hóa thổ nhưỡng, bảo vệ thực vật, hóa học, sinh học,…
- Nếu cơ sở buôn bán phân bón không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp, có địa điểm giao dịch cố định. Ngoài ra phải đáp ứng các điều kiện nêu trên.
>> Dùng thử miễn phí:
Tải ngay DEMO phần mềm quản lý bán hàng WPRO 2.0
4. Chuẩn bị nguồn hàng uy tín, chất lượng.
Việc chuẩn bị nguồn hàng để kinh doanh là điều bắt buộc và cần thiết đối với việc bán hàng. Để thu hút khách hàng tới cửa hàng bạn không những phải quảng bá, giới thiệu mà còn chú trọng tới chất lượng hàng. Quảng cáo có rầm rộ mà chất lượng không đúng lời đã công bố thì bạn thành người nói dối khách hàng. Từ đó khách hàng sẽ chẳng quay lại cửa hàng bạn. Đó là một thất bại thảm hại trong kinh doanh.
Nhóm hàng:
- Phân vô cơ đa lượng: Phân lân, đạm, kali, phân phức hợp, hỗn hợp
- Vô cơ trung và vi lượng: Lưu huỳnh, canxi, magie, Bo, mangan, Molipden, kẽm, sắt
- Phân bón lá: Đơn: N, P, K, Cu, Zn..
- Hữu cơ: Chuồng, rác, phân xanh…
- Vi sinh vật: Là các chế phẩm trong đó có chữa các loại vi sinh vật có ích. Như: Vi khuẩn, nấm, xạ khuẩn…
- Một số loại phân khác…
5. Kinh doanh cửa hàng phân bón cần bao nhiêu vốn?
Số vốn kinh doanh chính là năng lượng giúp doanh nghiệp, cửa hàng duy trì sự sống và phát triển. Doanh nghiệp phát triển dài hay ngắn, ổn định hay khó khăn phụ thuộc nhiều vào tiền vốn kinh doanh.
Thông thường từ 1 tháng – 3 tháng đầu khi mở cửa hàng kinh doanh bạn chỉ đạt được hòa vốn thậm chí lỗ.
Tuy nhiên nếu bạn biết cân đối tài chính hợp lý bạn sẽ hạn chế được nhiều rủi ro về tài chính, hàng hoán.
Số vốn ban đầu để kinh doanh ước chừng từ 80 triệu – đến 300 triệu tùy vào mục đích kinh doanh của bạn.
- Tiền thuê cửa hàng: Từ 3 triệu – 5 triệu đồng/ tháng.
- Điện, nước, chi phí vận chuyển: Từ 1 triệu – 3 triệu/ tháng.
- Chi phí dự kiến khác: Từ 3 triệu – 5 triệu…
- Tiền mua hàng: Số còn lại mua hàng để kinh doanh…
>> Dùng thử miễn phí: