Chi phí quản lý doanh nghiệp – Bạn nên biết

Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ các chi phí có tác động trực tiếp, gián tiếp đến quá trình vận hành của doanh nghiệp.

Hiểu một cách đơn giản, chi phí doanh nghiệp bao gồm chi phí liên quan đến quản lý, điều phối hoạt động sản xuất…

Chi phí chiếm một phần không hề nhỏ trong ngân sách tài chính của doanh nghiệp. Vậy làm cách nào có thể quản lý hiệu quả, hạn chế thất thoát hơn ?

==> Đón đọc thêm:

Quản lý chi phí marketing theo kênh bằng excel – Free

Kế hoạch chi phí marketing 12 tháng excel – Tải miễn phí.

File excel quản lý chi phí marketing – Tải miễn phí

Báo cáo chi phí lương đơn giản excel – Free

Hãy cùng WPRO.VN tìm hiểu qua bài viết sau.

PHẦN 1: PHÂN LOẠI CHI PHÍ QUẢN LÝ TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 

Có nhiều khoản tiền chi trả chi phí khác nhau, tuy nhiên chúng ta có thể gom lại thành nhóm cho dễ quản lý nhất. Tùy từng mô hình kinh doanh mà ta sẽ có một số khoản chi phí khác nhau.

1.1. Chi phí sản xuất:

Sản xuất là quá trình hoạt động bằng sự kết hợp sức lao động của con người và máy móc. Mục đích của quá trình này là tạo ra được sản phẩm. Và bán thành phẩm của một loại nguyên vật liệu theo mục đích của doanh nghiệp.

Chi phí sản xuất bao gồm:

  • Nguyên vật liệu trực tiếp: Đây là khoản chi phí bắt buộc và cần thiết nhất để tạo ra sản phẩm. Có sản phẩm thì doanh nghiệp mới có thể tham gia vào quá trình mua bán. Từ đó tăng doanh thu, lợi nhuận tại doanh nghiệp.
  • Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm tiền lương nhân công, quản lý và các khoản trích theo lương liên quan trực tiếp tới quá trình sản xuất.
  • Chi phí sản xuất chung: Là các loại chi phí liên quan trực tiếp trong phạm vị phân xưởng. Các khoản chi phí chung như: Quản lý phân xưởng, khấu hao, sửa chữa và bảo trì máy móc tại xưởng…

chi phí quản lý doanh nghiệp

==> Xem thêm:

Quản lý chi phí kinh doanh bằng file excel – Miễn phí

Lập kế hoạch chi phí bằng excel – Miễn phí

Phần mềm Excel quản lý chi phí sửa xe

1.2. Các khoản chi phí ngoài sản xuất.

Để sản xuất được sản phẩm đã là điều không dễ dàng và mất rất nhiều khoản tiền để chi trả. Tuy nhiên công đoạn bán được sản phẩm cũng không hề đơn giản chút nào.

Để có thể bán hàng được nhanh chóng, thu được doanh thu, lợi nhuận như mong muốn. Chúng ta phải thực hiện nhiều kế hoạch chiến lược để phát triển dự án. Mục đích chung của tất cả các chi phí này là để phục vụ quản lý chung toàn doanh nghiệp.

Bao gồm:

  • Chi phí liên quan đến bán hàng: Các khoản chi phí phát sinh phục vụ cho hoạt động bán hàng, tiêu thụ sản phẩm. Trong các loại chi phí liên quan bán hàng ta kể đến: Vận chuyển, bao bì, đóng gói…
  • Chi phí quản lý doanh nghiệp chung: Chi phí chung là tất cả các loại chi phí có liên quan tới hoạt động doanh nghiệp. Các khoản chi phí bao gồm cả chi phí sản xuất đã được nêu trên và các khoản phát sinh khách ngoài sản xuất. Mỗi một mô hình nhỏ trong từng bộ phận gộp lại sẽ thành một khối tổng thể chung. Vì thế chi phí chung quản lý doanh nghiệp cũng được hình thành từ đó.

chi phí quản lý doanh nghiệp

PHẦN 2: QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI.

Tương tự với doanh nghiệp lĩnh vực sản xuất, đối với doanh nghiệp hoạt động thương mại cũng có rất nhiều chi phí cần quản lý.

chi phí quản lý doanh nghiệp

Với đặc thù của công ty thương mại là nhập nguyên vật liệu, bán thành phẩm, hoặc thành phẩm về bán lại. Loại hình thương mại thì ít hoặc không cần chi phí về hoạt động sản xuất…

Tuy nhiên chi phí phục vụ bán hàng và xúc tiến bán hầu hết nhiều hơn đối với công ty sản xuất.

Dựa trên tính chất chung của tất cả loại hình kinh doanh. Đó là hoạt động bán mua, trao đổi hàng hóa nhằm đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng cuối cùng.

==> Đón đọc thêm:

Phần mềm quản lý & phân tích chi phí doanh nghiệp bằng Excel

Xem báo cáo chi phí phần mềm bán hàng WPRO 2.0

Nên số tiền phải chi trả cho các hoạt động duy trì tại doanh nghiệp cũng sẽ có nét tương đối giống nhau:

  • Chi phí lương,
  • Mặt bằng, thuê văn phòng,
  • Quản lý,
  • Hoạt động bán hàng,
  • Nguyên vật phụ liệu…

Tất cả các chi phí này nằm trong giới hạn cho phép được chi trả tại công ty. Và đều chịu sự quản lý, trách nhiệm của doanh nghiệp trước cơ quan có thẩm quyền.

Lời kết:

Bạn đang có ý định khởi nghiệp hoặc đang kinh doanh nhưng gặp chút khó khăn nào đó. Bạn có thể gửi thông tin chát trực tiếp tại website bài viết này 7/24h. Hoặc bạn có thể để lại tin nhắn câu hỏi, hỗ trợ. Chúng tôi sẽ giải đáp giúp bạn.

Leave a Reply