Mở cửa hàng kinh doanh nông sản sạch cần chuẩn bị những gì? WPRO mách bạn một số điểm cần lưu ý sau.
Hiện nay xã hội phát triển, đất chật người đông, các nhà máy công nghiệp, khí thải, xe cộ nhiều gây ô nhiễm môi trường. Người đông, nên nhu cầu ăn uống cũng tăng theo. Nếu như trồng theo phương pháp ngày xưa thì cũng không thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân. Với số lượng tiêu thụ khủng, đòi hỏi người trồng phải dùng thuốc kích thích để cho nông sản phát triển nhanh.
Khi nông sản phát triển quá nhanh, người dân ăn vào sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy họ muốn tìm một nguồn nông sản sạch. Để đáp ứng nhu cầu đó, các cửa hàng kinh doanh nông sản sạch ra đời. Để mở được cửa hàng nông sản sạch, chúng ta cần đáp ứng những điều kiện sau:
MẪU FILE EXCEL QUẢN LÝ ĐƠN ĐẶT HÀNG – MIỄN PHÍ
Điều kiện để mở cửa hàng kinh doanh nông sản sạch
1. Tìm hiểu sản phẩm – Nguồn gốc xuất sứ
Nông sản – Là loại hàng hóa khá đặc thù:
+ Thời vụ: Một năm chỉ từ 1- 2 vụ…
+ Không ổn định: Mùa được nhiều, có năm lại mất mùa. Thông thường được mùa thì giá thấp, mất mùa khan hiếm giá lại cao.
+ Phân tán (Trồng nhiều nông thôn, nhưng lại tiêu thụ nhiều thành thị)
Các sản phẩm khác như: Máy móc, thiết bị… có thể sản xuất bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, nông sản lại là sản phẩm thu hoạch theo mùa vụ. Tùy từng vùng miền khác nhau, sẽ có từng nông sản chung và đặc trưng khác nhau.
Nếu muốn kinh doanh nông sản tốt, bạn cần nghiên cứu sản phẩm, thu thập thêm để gia tăng danh mục bán hàng. Sản phẩm của bạn nhiều đồng nghĩa với việc bữa ăn của khách hàng sẽ được đa dạng, phong phú hơn.
Khách hàng rất sành sỏi về hàng hóa, đặc biệt là hàng nông sản. Một khi khách hàng đã quen với cửa hàng bạn, đừng để khách hàng hụt hẫng vào lần quay lại tới.
2. Cách bảo quản hàng hóa nông sản
Hầu hết các vấn đề về kinh doanh rau củ quả sạch thường gặp là vấn đề vận chuyển và khâu bảo quản. Rau, hoa quả tươi có thời hạn sử dụng ngắn, nhanh hỏng, mà chi phí lại cao. Nên cần phải bảo quản tốt để rau không bị héo úa, tươi ngon là điều quan trọng nhất. Những loại thực phẩm củ có thời hạn sử dụng lâu hơn, và không nhanh bị hỏng, héo úa. Chỉ cần bảo quản ở những nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp vào để không bị hỏng củ.
Đối với các loại rau và hoa quả tươi, chúng ta nên bảo quản vào những kho lạnh hoặc vào tủ mát. Chất lượng làm lạnh nhanh sâu của lốc làm lạnh có thể duy trì ổn định, nhiệt độ từ 2-10 độ C. Phải đảm bảo được nhiệt độ như vậy, thì rau củ mới đảm bảo được độ tươi ngon, và không bị hỏng.
3. Chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh.
Việc tiếp theo bạn cần làm trong bản kế hoạch kinh doanh của mình đó là chuẩn bị ngân sách.
Số tiền này sẽ giúp bạn trang trải các chi phí liên quan tới cửa hàng và vận hành bộ máy hoạt động kinh doanh.
WPRO gợi ý bạn về một số chi phí như:
+ Tiền mua hàng
+ Bao bì, đóng gói sản phẩm
+ Mua sắm vật dụng: Rổ, kệ trưng bày, cân đồng hồ, điện tử…
+ Điện, nước, tủ lạnh, kho lạnh (nếu có) để bảo quản sản phẩm
+ Thuê mặt bằng, vệ sinh, an ninh…
…
Nếu mở rộng, bạn có thể phải chuẩn bị thêm tiền cho vấn đề nhân sự để thuê thêm nhân công bán hàng cùng bạn.
Dự kiến có thể chuẩn bị trên dưới 500 triệu đồng để mở cửa hàng.
IZI – Phần mềm quản lý kho, bán hàng cửa hàng kinh doanh THỰC PHẨM – DƯỢC PHẨM
4. Giấy phép kinh doanh của cửa hàng.
Một số quy định khi mở cửa hàng kinh doanh nông sản sạch như sau:
+ Hàng hóa phải có nguồn gốc rõ ràng, hợp đồng thu mua hàng hóa…
+ Nhà xưởng xây dựng phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định
+ Có nguồn nước sạch đảm bảo, hợp đồng nước, xử lý rác thải…
+ Tuyệt đối không sử dụng các chất tẩy rửa, hóa chất khi tẩy rửa, sơ chế, bảo quản sản phẩm hàng hóa.
+ Nhân sự làm việc tại cửa hàng phải đảm bảo sức khỏe tốt, không mắc bệnh truyền nhiễm, dịch bệnh nguy hiểm…
+ Giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được cấp phép từ cơ quan thẩm quyền…
5. Quản lý, sắp xếp hàng hóa cửa hàng nông sản sạch
Muốn quản lý được hàng hóa hiệu quả, bạn cần phải sắp xếp hàng hóa thật khoa học. Dễn nhìn, khách hàng dễ lấy, và dễ kiểm soát nhất.
+ Nếu như hàng hóa lộn xộn, bần bừa, không ngăn nắp gọn gàng, để dưới đất. Giống như hàng hóa ngoài chợ, như vậy dễ gây mất thiện cảm, và khách cảm thấy thực phẩm nó không sạch.
+ Những thực phẩm về trước, không bán hết qua ngày, sẽ bỏ vào tủ mát để bảo quản. Như vậy các loại thực phẩm nông sản sạch rau, củ quả sẽ được tươi hơn. Và những thực phẩm về trước, không bán hết sẽ trưng bày ra trước để bán, còn những thực phẩm về sau sẽ bảo quản, bán sau.
+ Hàng hóa nào hạn sử dụng ngắn cần phải để chỗ trưng bày bắt mắt. Để khách hàng họ dễ nhìn thấy, như vậy thì mới đẩy được hàng đi. Và nhập ít một thôi, vì là hàng date ngắn, để tránh ứ đọng hàng hóa, giảm chi phí hỏng hủy.
IZI – Phần mềm quản lý kho, bán hàng cửa hàng kinh doanh THỰC PHẨM – DƯỢC PHẨM
Bạn cần để hàng hóa lên kệ, hoặc cho vào tủ mát để bảo quản chất lượng rau củ quả. Cần chọn các tủ có gam màu tươi sáng, màu trắng, hoặc màu gỗ sáng, hạn chế màu tối. Tránh làm tối không gian cửa hàng, dẫn đến hàng hóa không được đẹp mắt, không hút người mua.
Rủi ro khi kinh doanh nông sản sạch
Mặc dù là thực phẩm thiết yếu, lợi nhuận cao, nhưng đi đôi là rủi ro cao, bạn cần cân nhắc.
Rau, củ, hoa quả tươi là mặt hàng không thể lưu kho lâu, nên việc bảo quản cũng hạn chế. Muốn lưu kho, cần phải bỏ ra một chi phí khá lớn để thuê hoặc làm kho lạnh để bảo quản. Nhưng cũng phải tùy loại rau củ quả có thể để lâu được, không phải tất cả các loại.
Thị trường cạnh tranh lớn, các cửa hàng nhỏ lẻ không thể cạnh tranh được với các thương hiệu lớn. Các cửa hàng nhỏ, không thể đáp ứng được tất cả các loại rau trong các siêu thị lớn.
IZI – Phần mềm quản lý kho, bán hàng cửa hàng kinh doanh THỰC PHẨM – DƯỢC PHẨM
Mặc dù thị trường cạnh tranh lớn, nhưng lại vô cùng tiềm năng. Nên bạn đừng quá lo lắng khi mở cửa hàng kinh doanh thực phẩm nông sản sạch nhé. Hi vọng nội dung bài viết trên sẽ giúp ích một phần nào cho công việc của bạn.
Tham khảo thêm: