File Excel quản lý kho cửa hàng đồ ăn vặt được tạo sẵn công thức đơn giản của WPRO.vn . Tải miễn phí để bạn có thể tham khảo. Bạn nhập dữ liệu liệu, file tự động tính toán. Hoặc có thể tự thay đổi sao cho phù hợp với yêu cầu kinh doanh của bạn.
Ngày nay xã hội hiện đại không ngừng phát triển. Con người không chỉ giới hạn nhu cầu ở việc chỉ lo đủ ăn.
Vậy bạn đang kinh doanh trong lĩnh vực đồ ăn, ắt hẳn cũng không gặp ít khó khăn trong quản lý. Hãy cùng tìm hiểu và tham khảo mẫu tải miễn phí dưới đây bạn nhé.
PHẦN 1: CHI TIẾT FILE EXCEL QUẢN LÝ CỬA HÀNG ĐỒ ĂN VẶT
1.1. Danh mục hàng hóa.
Phần đầu tiên chúng ta cần tìm hiểu là khai báo danh mục hàng hóa: Các món ăn, đồ uống, …
Yêu cầu cần có các chỉ số sau:
- Mã hàng: sản phẩm được mã hóa theo tên gọi của hàng hóa hoặc được đánh theo số thứ tự.
- Tên hàng hóa
- Đơn vị tính
- Đơn giá bán lẻ
- Danh sách bàn ăn: được bạn đánh số thứ tự, hoặc đặc tên cho dễ quản lý nhất. Dùng cho khách hàng ngồi.
Bạn cần liệt kê các thông tin càng cụ thể thì việc quản lý của bạn sẽ tốt rất nhiều.
1.2. Bán hàng
Với danh mục, bạn cần quản lý thông tin xuất bán hàng.
Mục này đưa ra các chỉ tiêu sau:
- Ngày/ tháng/năm: Ngày xuất bán hàng
- Mã hàng: bạn lựa chọn một mã hàng đã được khai báo phần danh mục trước đó. Hoặc khai báo thêm khi có mã mới.
- Tên hàng, đơn vị tính sẽ được tự động cập nhật. Thay vì phải nhập tay thủ công, thì bạn dùng công thức excel hoặc phần mềm quản lý sẽ đơn giản hơn.
- Số lượng: lượng hàng được bán ra
- Đơn giá bán
- Thành tiền
- Bàn: vị trí số bàn khách ngồi
- Ghi chú nếu có.
Phần mềm bán hàng Wpro: Click xem
1.3. Tính tiền
Tiếp sau bán là phần thu tiền thanh toán của khách hàng.
Tại đây bạn cần quản lý tránh bỏ sót những bàn chưa được thanh toán. Bạn kiểm soát bằng cách lọc từng mã số bàn. Kiểm tra tình trạng số bàn đó đang trống, hoặc đang có khách, hoặc khách đang chờ thanh toán….
Yêu cầu thông tin cần có sau:
- Mã hàng
- Tên hàng, đơn vị tính tương tự sẽ được cập nhật nhanh chóng nếu bạn xem phần gợi ý phía trên.
- Số lượng đã bán thực tế cho khách
- Đơn giá bán
- Thành tiền
- Ngày/ tháng/ năm: Ngày bán hàng thành công xuất cho khách.
- Chọn bàn: mã số bàn khách dùng
- Tổng số tiền cần thu.
1.4. Báo cáo bán hàng.
Mục quan trọng nhất cần quan tâm sau bán hàng đó là báo cáo.
Bạn cần biết kết quả kinh doanh của bạn hiện đã tốt hay chưa tốt.
Sản phẩm nào mang lại doanh thu lớn, sản phẩm nào còn hạn chế khách tiêu dùng.
Từ đó bạn sẽ có những biện pháp cụ thể để nhập và quản lý hàng hóa sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
Mục đích vẫn là đem lại hiệu quả kinh doanh tối ưu, giảm chi phí hủy hàng hoặc bán giảm giá với sản phẩm có khả năng lưu trữ sử dụng ngắn.
Yêu cầu cần có sau:
- Mã hàng
- Tên hàng, đơn vị tính
- Số lượng bán
- Doanh thu
- Ghi chú nếu có.
NOTE:
Trên đây là đề xuất giải pháp hỗ trợ bạn trong quản lý bán hàng đồ ăn vặt.
Nếu bạn không ngại, hãy liên hệ với bên Wpro. Vn để được hỗ trợ chi tiết.
Nếu file miễn phí chưa nhu cầu của cửa hàng doanh nghiệp mình.
Bạn có thể đặt hàng dịch vụ viết file/ phần mềm theo yêu cầu: Click xem
PHẦN 2: MỘT SỐ LƯU Ý CẦN THIẾT TRONG MỞ CỬA HÀNG ĐỒ ĂN VẶT
Nhu cầu ăn uống của chúng ta hiện nay ngày càng phong phú và cao cấp hơn rất nhiều so với ngày xưa. Nếu trước kia là “đủ ăn đủ mặt” thì bây giờ phải là “ăn ngon mặc đẹp”.
Kinh doanh đồ ăn vặt có thể nói là ngành hốt bạc. Nhưng bạn cũng cần phải chuẩn bị kiến thức đầy đủ trước khi bắt đầu.
Trong phạm vi bài này, mình gửi đến các bạn các lưu ý trong quản lý kho bán hàng đồ ăn vặt.
2.1. Quản lý order của khách hàng
Chắc chắn bạn không muốn làm theo kiểu truyền thống. Nhân viên ghi ra giấy yêu cầu của khách rồi mang vào cho bếp. Việc làm này vừa mất thời gian và rất dễ sai sót. Đặc biệt là khi khách đông và khách gọi món nhiều lần.
Nhưng với sự có mặt của phần mềm thì câu chuyện lại trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nhân viên của bạn có thể dễ dàng tạo order cho khách với phần mềm trên các thiết bị cầm tay như điện thoại hay tablet.
Dựa vào số và vị trí của bàn, nhân viên sẽ lấy yêu cầu gọi món của khách. Order này sau đó sẽ tự động cập nhật vào bếp để được chế biến.
Từ đó mà loại bỏ được việc sai sót và nhầm lẫn trong việc lấy order và chế biến. Hơn nữa còn giúp tiết kiệm thời gian cho nhân viên mỗi lần lấy order xong lại phải đi vào bếp để đưa như theo cách truyền thống. Như vậy là khách hàng sẽ được phục vụ nhanh hơn và chu đáo hơn rất nhiều.
2.2. Quản lý thanh toán của khách hàng
Việc quản lý order và thanh toán cho khách hàng sẽ được liên kết với nhau. Nhân viên sẽ gửi yêu cầu thanh toán ngay trên order đã tạo, và tự động chuyển đến danh sách đợi xuất hóa đơn cho khách.
Ngay khi thu nhân xuất hóa đơn xong, phần mềm sẽ thông báo và nhân viên sẽ tới quầy thu ngân và đem hóa đơn đến cho khách.
2.3. Quản lý thực đơn
Kinh doanh đồ ăn vặt, bạn phải cần một thực đơn phong phú. Bạn có thể thay đổi thực đơn theo từng thời điểm trong năm và cập nhật món mới theo trào lưu thị trường.
Nếu có món ăn nào hết nguyên liệu để chế biến, bếp sẽ bật thông báo Hết trên phần mềm. Nhân viên sẽ biết được và thông báo đến thực khách nếu họ gọi đúng món đó.
Tham khảo thêm: + 200 Mẫu File excel, Phần mềm excel quản lý doanh nghiệp
2.4. Quản lý nguyên liệu dùng chế biến
Một phần rất quan trọng khác cần lưu ý đó là các thực phẩm dùng để chế biến món ăn. Ví dụ để làm được món bánh tráng nướng, bạn cần chuẩn bị bánh tráng, trứng, hành lá, dầu ăn, ớt…
Xây dựng định mức nguyên vật liệu cho các món ăn. Mỗi 1 món ăn sẽ có 1 định mức riêng. Việc này giúp bạn kiểm soát được lượng nguyên vật liệu cần thiết để chế biến ra được 1 đơn vị món ăn. Từ đó mà tính toán chi phí, giá bán phù hợp và tính toán nhập hàng hợp lý.
Bên cạnh đó, món nào thiếu nguyên liệu sẽ được phần mềm hiện nhắc nhở. Dựa vào báo cáo, sẽ nắm được với mỗi nguyên liệu còn tồn bao nhiêu để lên kế hoạch lấy hàng cho phù hợp.
Lưu ý vì đây là kinh doanh đồ ăn, nên bạn tránh nhập hàng quá nhiều để tránh hư hỏng.
Các nguyên liệu không thể định mức thôi từng món ăn như muối, đường, bột ngọt, nước mắm, tiêu, ớt… Bạn cần định kỳ kiểm kê để bổ sung tồn kho kịp thời.
2.5. Quản lý nhân viên
Bạn rất cần những nhân viên nhanh nhẹn, và có thái độ tích cực với khách hàng. Thông tin và lịch sử làm việc của nhân viên cần được lưu trữ lại. Như vậy bạn có thể tra cứu lại khi cần cũng như đánh giá được năng lực làm việc của họ.
Việc quản lý và chấm công cho nhân viên sẽ theo ca. Phần mềm sẽ tính toán thời gian làm việc thực tế và tính lương cho họ.
Trên đây là những lưu ý trong quản lý kho bán hàng đồ ăn vặt. Chỉ cần chút ít đầu tư, tin rằng lợi ích đem lại cho bạn sẽ rất nhiều.