Mẫu file excel quản lý cửa hàng nông sản & thực phẩm – Tải free giúp bạn quản lý đơn hàng chuyên nghiệp. Bạn có thể theo dõi lượng hàng được nhập vào, xuất bán từ chi tiết đến tổng hợp. Theo sát hoạt động bán hàng và quản lý hàng hóa nhằm hạn chế hủy hàng, hết hạn của hàng hóa.
Hi vọng bạn sẽ có thêm công cụ để quản lý hàng hóa bán hàng nông sản… được hiệu quả nhất.
Hãy tìm hiểu
PHẦN 1: CHUYÊN SÂU NỘI DUNG CỦA FILE EXCEL QUẢN LÝ CỬA HÀNG NÔNG SẢN & THỰC PHẨM.
1.1. Danh mục hàng hóa
Bảng excel đầu tiên là tập hợp danh sách tất cả sản phẩm.
Yêu cầu cần có như sau:
- Mã hàng hóa: Sắp xếp tên viết tắt cho dễ nhớ nhất
- Tên sản phẩm
- Đơn vị tính
- Loại hàng hóa
- Ghi chú khác
1.2. Nhập hàng – File excel quản lý cửa hàng nông sản & Thực phẩm – Tải Free
Bảng thứ 2 của file excel quản lý cửa hàng nông sản thực phẩm là nhập hàng.
Yêu cầu thông tin cập nhật dữ liệu như sau:
- Ngày/ tháng/ năm nhập hàng thực tế về kho
- Số chứng từ ghi nhận phát sinh
- Mã hàng hóa
- Tên sản phẩm hàng nhập
- Đơn vị tính
- Số lượng
- Giá nhập
- Thành tiền
- Nhà cung cấp sản phẩm
- Ghi chú khác nếu có
1.3. Xuất hàng
Phần số 3 của file excel quản lý cửa hàng thực phẩm nông sản đó là xuất hàng.
Ở mục này chúng ta cần có các chỉ tiêu sau:
- Ngày/ tháng/ năm xuất hàng thực tế bán cho khách hàng
- Số chứng từ ghi nhận giao dịch có
- Mã hàng hóa
- Tên sản phẩm
- Đơn vị tính
- Số lượng bán
- Giá tiền
- Doanh thu
- Khách hàng
- Ghi chú khác nếu có
HAO HỤT – là một trong những đặc thù chính của mặt hàng nông sản, thực phẩm, hải sản.
Do vậy, khi xuất kho ngoài việc xuất theo đúng thực tế giao dịch với khách. Bạn cần tính cả số lượng hàng hóa hao hụt.
Kiểm soát chặt chẽ tỉ lệ hao hụt sẽ giúp bạn quản lý hiệu quả hơn.
Đối với các bản trả phí, việc xem báo cáo tỉ lệ hao hụt sẽ giúp bạn quản lý dễ dàng tỉ lệ này.
1.4. Báo cáo tồn kho – File excel quản lý cửa hàng nông sản & Thực phẩm.
Trong kinh doanh hàng hóa, đặc biết là hàng nông sản, thực phẩm thì điểm được quan tâm nhiều đó là hàng tồn kho. Đối với mặt hàng tươi sống thì thời hạn sử dụng ngắn. Kéo theo việc quản lý phải được giám sát chặt chẽ.
Yêu cầu đặt ra:
- Mã hàng hóa
- Tên sản phẩm
- Đơn vị tính
- Số lượng nhập
- Xuất hàng
- Lượng còn tồn
- Ghi chú khác
Ngoài ra bạn cần thêm yêu cầu như:
- Cập nhật hạn sử dụng của sản phẩm
- Cảnh báo hàng hết date hoặc cận date để có phương án hiệu quả
- Mức tồn tối thiểu của hàng hóa….
Bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng nhiều file excel chuyên nghiệp khác.
VIDEO HƯỚNG DẪN QUẢN LÝ BÁN HÀNG NÔNG SẢN, THỰC PHẨM TRÊN PHẦN MỀM WPRO 2.0
Truy cập:https://wpro.vn/ nhận ngay bản dùng thử
1.5. Báo cáo doanh thu
Bảng cuối cùng của file excel quản lý bán hàng nông sản thực phẩm mà Wpro.vn muốn giới thiệu đến các bạn là báo cáo doanh thu.
Yêu cầu các chỉ tiêu thông tin cần có:
- Mã hàng hóa
- Tên sản phẩm
- Đơn vị tính
- Số lượng bán
- Doanh thu (Thành tiền)
- Ghi chú khác nếu có
Từ báo cáo doanh thu cho bạn nắm được mặt hàng nào bán được nhiều, mặt hàng nào còn hạn chế. Và tìm nguyên nhân vì sao lại vậy. Để bạn có hướng nhập hàng được hiệu quả, tránh phải hủy hàng hoặc giảm giá hàng ảnh hưởng tới lợi nhuận.
PHẦN 2: MỘT SỐ GHI CHÚ TRONG QUẢN LÝ BÁN HÀNG THỰC PHẨM
Ngày nay, kinh tế ngày càng phát triển đã kéo theo sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng của người dân.
Họ có những yêu cầu cao hơn, khắt khe hơn đối với thực phẩm.
Các cửa hàng kinh doanh hải sản, nông sản, thực phẩm sạch cũng ra đời. Từ đó và ngày càng chứng tỏ vị thế của mình trên thị trường.
Tuy nhiên việc vận hành, quản lý những cơ sở, kinh doanh thực phẩm này có nhiều điểm cần lưu ý. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 3 lưu ý trong quản lý kho hải sản, nông sản, thực phẩm qua bài viết này nhé.
2.1. Quản lý việc nhập hàng
Việc kinh doanh thực phẩm quan trọng nhất là ở chất lượng hàng hóa. Do đó, việc nhập hàng như thế nào, bảo quản ra sao là vấn đề cực kỳ trọng yếu. Đặc thù của việc bán hàng thực phẩm là công tác nhập hàng diễn ra liên tục hàng ngày. Người quản lý thường xuyên phải đối mặt với 3 câu hỏi sau đây:
- Mặt hàng nào cần phải nhập thêm?
- Nhập thêm số lượng bao nhiêu?
- Nhập hàng vào ngày nào?
Vì vậy, bạn phải phải thống kê được số lượng tiêu thụ hàng hóa, số lượng hàng tồn kho để từ đó đưa ra những quyết định phù hợp.
Bên cạnh đó, trong quá trình nhập hàng, các cơ sở kinh doanh cần trực tiếp kiểm tra chất lượng, nguồn gốc, nhãn mác hàng hóa đầu vào. Chất lượng, độ tươi mới của hải sản, nông sản và thực phẩm chính là điều để thu hút khách hàng. Những sai sót sẽ khiến bạn lâm vào tình trạng “mất khách”, nhất là trong thời điểm thông tin mạng bùng nổ như hiện nay. Cửa hàng sẽ dễ dàng rơi vào tình trạng mất uy tín, dẫn đến hệ lụy xấu trong kinh doanh.
2.2. Sắp xếp trưng bày hàng hóa
Để mở một cơ sở bán hàng hải sản, nông sản và thực phẩm, bạn cần đa dạng hóa mặt hàng. Cửa hàng sẽ có rất nhiều loại thực phẩm tươi sống như:
- Hải sản
- Nông sản
- Thực phẩm
- Đồ hộp…
Do đó, cửa hàng cần phân ra các khu trưng bày hàng hóa riêng biệt. Trong bố trí sắp xếp cần lưu ý:
- Gắn tên hàng hóa
- Gắn bảng thông tin về nguồn gốc hàng hóa
- Cập nhật giá sản phẩm thường xuyên.
Điều này giúp khách hàng thuận tiện lựa chọn sản phẩm. Bạn cũng có thể dễ dàng quản lý hay tư vấn cho khách.
Các mặt hàng đông lạnh, cần bảo quản mát cần được sắp xếp thành một khu riêng biệt. Như vậy, bạn sẽ tiết kiệm chi phí bảo quản. Một lưu ý nữa là không gian cửa hàng luôn sạch sẽ, gọn gàng, khô ráo sẽ khiến thu hút khách hàng hơn rất nhiều.
2.3. Bảo quản hàng hóa và theo dõi hạn sử dụng
Bất cứ ngành hàng nào cũng cần quan tâm đến vấn đề bảo quản và hạn sử dụng của hàng tồn kho. Đặc biệt đối với mặt hàng thực phẩm tươi sống thì thời hạn rất ngắn. Và thường yêu cầu các điều kiện bảo quản kèm theo.
Với các mặt hàng tươi sống và đông lạnh, cửa hàng kinh doanh cần có tủ cấp đông. Dãy trưng bày riêng được làm mát 24/24. Cửa hàng cũng phải được trang bị máy điều hòa. Điều này không chỉ giúp khách hàng thỏa mái khi mua sắm mà còn giúp rau, củ, quả trong cửa hàng luôn ở tình trạng tốt nhất.
Cơ sở kinh doanh không được phép bán hàng đã hết hạn sử dụng. Nên hạn chế tối đa việc bán ra các mặt hàng “cận date”. Uy tín và vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề trọng yếu khi bán hàng hải sản, nông sản, thực phẩm. Bên cạnh đó, việc tiêu hủy nhiều hàng hết hạn sẽ khiến chi phí tăng cao. Cửa hàng của bạn cũng có thể gặp rắc rối với các cơ quan quản lý vệ sinh, an toàn thực phẩm.
2.4. Giải pháp đề xuất ứng phó hàng hóa cận date
Tuy nhiên, nếu chỉ theo dõi hạn sử dụng mà không chuẩn bị các kịch bản ứng phó với hàng “cận date” thì tỷ lệ hàng hỏng/ hủy sẽ không tối ưu.
Trong bài viết này, chúng tôi chia sẻ tới bạn một số giải pháp để xử lý như sau:
- Sử dụng phần mềm quản lý kho có tính năng theo dõi, thống kê, cảnh báo các mặt hàng sắp hết hạn trong vòng 3/ 5/ 10 ngày tới.
- Thường xuyên kiểm tra báo cáo và thực tế hàng hóa tại kho để có kế hoạch phù hợp.
- Đẩy nhanh các mặt hàng “cận date” với các chương trình khuyến mãi như:
- Giảm giá 20% – 50% sau 18h00 hàng ngày với các mặt hàng rau, củ, quả và thực phẩm tươi sống sử dụng trong ngày.
- Mua 1 tặng 1 với các loại đồ hộp, đồ khô gần hết hạn…
- Tặng kèm hàng gần hết hạn với các mặt hàng khác hoặc tặng cho các khách hàng mua hóa đơn giá trị cao.
- Các mặt hàng hải sản, nông sản, thực phẩm tươi sống có thể xử lý bằng các sơ chế. Hoặc trực tiếp chế biến nguyên liệu thành món ăn chín dành cho các khách hàng có nhu cầu.
CLICK XEM thêm: PHẦN MỀM QUẢN LÝ BÁN HÀNG ĐƠN GIẢN
2.5. Gợi ý cách quản lý bán hàng thực phẩm hiệu quả – File excel quản lý cửa hàng nông sản & Thực phẩm – Tải Free
Bài viết trên đây đã chia sẻ cùng bạn 3 lưu ý trong quản lý bán hàng hải sản, nông sản, thực phẩm.
Ngày nay, trên thị trường có rất nhiều quản lý kho, bán hàng hải sản, nông sản, thực phẩm hiệu quả.
Giúp bạn tiết kiệm được thời gian, công sức trong công tác thống kê, quản lý và trích xuất báo cáo với mức chi phí hợp lý.
Bạn có thể tham khảo một số phần mềm như: Wpro.vn, SapoPOS, SAP Business One, Smart log…
Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có được những thông tin cần thiết.
Nếu có góp ý hoặc thắc mắc, vui lòng để lại bình luận tại đây.
ĐỊA CHỈ BẠN LIÊN HỆ:
Tên Cty: Công ty TNHH Webkynang Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 6, Tòa Nhà Sannam, 78 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 024 2239 7373-hotline: Hotline: 038 997 8430
Email: Webkynang.vn@gmail.com
Hoặc các trang liên hệ của Webkynang qua kênh trực tuyến online như:
- Excel.Webkynang.vn
- Danhgia.pro.vn
- WPRO.vn