Kinh doanh cửa hàng sắt thép, các vật liệu xây dựng lỗ hay lãi, cần chuẩn bị nguồn vốn bao nhiêu để mở. Hiện nay nhu cầu về nhà ở tăng cao, nên các công trình xây dựng mọc lên như nấm trong các thành phố lớn. Không chỉ ở thành phố mà còn ở những vùng nông thôn, nhu cầu sửa sang đập đi xây lại. Để phục vụ giải quyết nhu cầu nhà ở của người dân. Khi nhu cầu dân sinh tăng, cũng đồng nghĩa với việc các cửa hàng vật liệu xây dựng được mọc lên. Với tiêu chí, giảu quyết sự khan hiếm về vật liệu, giúp người dân, và chủ thầu có vật liệu để sử dụng.
Vậy kinh doanh cửa hàng vật liệu xây dựng lỗ hay lãi, chúng ta cùng tìm hiểu xem nhé.
IZI – Quản lý kho, bán hàng kinh doanh SẮT THÉP – VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Kinh doanh cửa hàng sắt thép lỗ hay lãi?
Tốc độ phát triển đô thị hóa của Việt Nam phát triển khá nhanh và mạnh mẽ. Các nhà cao tầng, khu chung cư ngày càng mọc nhiều lên để giải quyết vấn đề nhà ở cho người dân. Các công trình cầu đường, kiến trúc mọc lên với tốc độ chóng mặt. Chính vì điều này, ngành kinh doanh sắt thép vật liệu xây dựng ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Ngành kinh doanh này thì mang lợi nhuận khá cao, và bỏ ra với số vốn đầu tư cũng cao, nhưng rủi ro thấp. Vì vật liệu xây dựng có thể để qua năm này qua năm khác được mà không lo bị hỏng hay ôi thiu như đồ ăn. Mà mỗi đơn hàng, thường được lấy theo đơn vị tạ, hay tấn để làm xây dựng công trình. Giá trị đơn hàng lớn, đồng nghĩa với việc lợi nhuận cao. Nên là nhiều nhà đầu tư không thể bỏ qua miếng mồi béo bở này được.
Bên cạnh mang lợi nhuận cao, dẫn đến cơ hội thách thức nhiều, cụ thể là mức độ cạnh tranh cao. Để đi được lâu và xa hơn, chúng ta phải có nền tảng kiến thức và luôn luôn cập nhật những kiến thức trong ngành. Để nắm bắt được nhu cầu và tình hình thị trường biến động ra sao. Có phương hướng thay đổi các cách thức kinh doanh hợp thời.
Để mở một cửa hàng kinh doanh sắt thép chúng ta cần chuẩn bị những gì?
Thủ tục đầy đủ từ A – Z để mở cửa hàng kinh doanh sắt thép
1. Giấy tờ và điều kiện mở cửa hàng
Với những rủi ro thấp và mang đến nguồn lợi nhuận cao. Vì vậy các nhà đầu tư không thể bỏ lỡ miếng mồi béo bở này được. Để mở cửa hàng hay đại lý sắt thép đúng quy chuẩn, chúng ta cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Giấy tờ quyền sử dụng đất, kho bãi nơi đặt cửa hàng kinh doanh phải là giấy tờ hợp pháp.
- Địa điểm cửa hàng phải đảm bảo an toàn giao thông
- Có lối đi rộng rãi để vận chuyển hàng hóa dễ dàng ra – vào kho, cửa hàng
- Cửa hàng phải có biển hiệu, ghi tên rõ ràng, địa chỉ
- Hàng hóa phải có xuất sứ, hóa đơn rõ ràng của chủ kinh doanh
Bên cạnh đó, các chủ kinh doanh phải đóng đầy đủ các loại thuế sau:
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế môn bài
- Thuế thu nhập cá nhân
Để nắm rõ và không phải đi làm nhiều lần làm hồ sơ kinh doanh. Chủ kinh doanh nên có sự tham vấn từ văn phòng pháp lý, văn phòng luật uy tín.
IZI – Quản lý kho, bán hàng kinh doanh SẮT THÉP – VẬT LIỆU XÂY DỰNG
2. Địa điểm kinh doanh
Trước tiên chúng ta phải xác định mặt hàng kinh doanh, rồi mới tìm mặt bằng. Việc tìm kiếm mặt bằng tốt, cũng là một trong những yếu tố quyết định thành công cho cửa hàng.
Đối với mô hình kinh doanh sắt thép khối lượng và nguyên vật liệu khá lớn. Nên tìm những mặt bằng rộng rãi, đặc biệt gần kho bãi càng tốt, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa. Tránh những nơi đông đúng nhiều người như trường học, chợ, siêu thị, bệnh viện,… Để tránh tình trạng ùn tắc giao thông, và xảy ra những nguy hiểm đáng tiếc. Vì vậy cần chọn địa điểm rộng rãi, nơi có đường hai chiều rộng rãi để vận chuyển hàng hóa dễ dàng.
3. Nhà cung cấp, phân phối sản phẩm
Trên thị trường hiện nay có nhiều thương hiệu uy tín, có các dòng sản phẩm chất lượng cao. Nhưng bên cạnh đó cũng có những dòng sản phẩm nhái, kém chất lượng chà chộn thị trường. Bạn muốn duy trì hay tìm nguồn cung tốt thì dựa trên 3 yếu tố sau:
- Sản phẩm phải có thương hiệu trên thị trường
- Có nhiều phản hồi tốt và tích cực của người sử dụng và đại lý
- Quy mô kinh doanh rộng và có nhiều cơ sở phân phối hàng hóa.
Một số điểm cần lưu ý khi làm việc với nhà cung cấp
- Hợp đồng giao dịch ký kết phải rõ ràng, có chữ ký của hai bên
- Số lượng và chất lượng phải đúng như trên hợp đồng thỏa thuận
- Hình thức thanh toán phải đúng như hai bên thỏa thuận
- Kiểm tra số lượng nhận thực tế so với đơn đặt hàng, phiếu xuất kho.
Bên cạnh đó, chúng ta cần phải xây dựng mối quan hệ khách hàng, cần thắt chặt mối quan hệ khách hàng với nhau. Đảm bảo có nguồn hàng tốt. Việc bạn đối xử với nhà cung cấp không tốt, sẽ phản ánh qua việc kinh doanh của cửa hàng bạn.
4. Định giá sản phẩm
Sắt thép luôn có sự điều chỉnh giá theo hàng năm, và có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Nên bạn cần nghiên cứu kỹ, tham khảo thị trường để có mức giá chung. Sau khi có kế hoạch và chiến lược rõ ràng rồi, bạn đưa ra một mức giá phù hợp để tạo niềm tin thu hút khách hàng tới cửa hàng mình. Để hấp dẫn khách hàng tới cửa hàng, trong thời kỳ khai trương, tiếp thị các chương trình khuyến mại, giảm giá sốc. Đây được coi là một chiến lược để tiếp cận khách hàng tiềm năng, cho cửa hàng trong những năm tháng tới.
5. Quản lý kho và bán hàng
Thời đại công nghệ phát triển, chúng ta không cần phải quản lý thủ công nữa, mà sử dụng phần mềm. Phần mềm sẽ giúp chúng ta quản lý số lượng hàng hóa tồn kho, số lượng xuất kho, tính chi phí lãi lỗ cụ thể. Báo cáo rõ ràng, chi tiết doanh thu, quản trị một cách rõ ràng cho chủ cửa hàng đại lý. Chủ cửa hàng chỉ việc mở phần mềm lên và theo dõi số lượng hàng hóa của mình mà không phải lo lắng quản lý thủ công như trước nữa.
IZI – Quản lý kho, bán hàng kinh doanh SẮT THÉP – VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Chi phí mở cửa hàng kinh doanh sắt thép là bao nhiêu?
Để mở một cửa hàng, đại lý, chúng ta cần phải chi trả cho rất nhiều chi phí. Yêu cầu nguồn vốn của bạn phải lớn thì mới mở và duy trì được.
Các loại chi phí để mở cửa hàng, đại lý sắt thép:
1. Thuê mặt bằng
Diện tích mặt bằng phải ít nhất 70m2, đảm bảo cho việc lưu thông và vận chuyển hàng hóa mới dễ dàng được. Tùy từng địa điểm sẽ có những mức giá khác nhau. Ví dụ thuê ở trung tâm thành phố, nơi dân cư đông đúc giá giao động sẽ từ 10 – 15 triệu/ tháng. Còn ở cùng nông thôn ít dân hay ngoại ô thành phố sẽ rẻ hơn, và tùy thuộc vào diện tích mặt bằng, vị trí thuê nữa.
2. Nhập hàng
Tùy vào quy mô cửa hàng để nhập hàng, số tiền hàng bình thường sẽ dao động từ 250 – 400 triệu cho lần nhập đầu tiên. Cho thấy chi phí nhập hàng là khá lớn.
3. Thuê nhân viên
Bạn sẽ chi trả tiền lương cho nhân viên bán hàng, giao hàng và bố vác,….
4. Phần mềm quản lý
Bạn có thể mua phần mềm theo năm, hoặc phần mềm trả 1 lần dùng vĩnh viễn để tiết kiệm chi phí. Có thể cân nhắc xem phần mềm nào phù hợp để sử dụng tiện lợi với mình.
5. Các chi phí khác
Một số loại chi phí khác cần chi trả: như tiền điện nước, mạng, các dịch vụ khác, biển quảng cáo, các chi phí khác phát sinh…..
Phần mềm quản lý thu chi bằng excel
Vì quy mô và nguồn vốn khá là lớn, bạn cần cân nhắc kỹ xem có nên mở hay không. Khi mở cần phải quản lý các nghiệp vụ bán hàng, kế toán, để đảm bảo nguồn hàng của mình. Chủ kinh doanh nên cân nhắc về tài chính, mặt bằng và tiềm năng của xưởng có tốt hay không. Hoặc bạn có thể mở mô hình kinh doanh nhỏ lẻ trước, thuận lợi rồi mới phát triển lớn dần sau, để tránh nguy cơ phá sản.
Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm của những người đi trước. Bạn có thể tham khảo để kinh doanh cửa hàng sắt thép của mình. Hy vọng nội dung bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc mở cửa hàng, đại lý sắt thép trong thời gian tới.
Tham khảo thêm: