Mẫu bảng cân đối số phát sinh excel được coi là phương pháp kỹ thuật dùng trong kiểm tra lại số liệu kế toán đã ghi trên các tài khoản.
Kiểm tra số liệu là yêu cầu bắt buộc của kế toán. Trong quá trình ghi nhận các nghiệp vụ thì phải thực hiện song song công việc kiểm tra. Ta cần đối chiếu số liệu chi tiết với số tổng hợp giữa các chứng từ với sổ sách. Mục đích đảm bảo cho việc các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi nhận chính xác, trung thực.
TỔNG HỢP HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM WPRO 2.0: CLICK XEM NGAY
Do vậy trước khi lập báo cáo tài chính, ta cần phải rà soát lại toàn bộ sổ sách ghi chép. Nhằm nắm bắt được các chỉ tiêu kinh tế sẽ được lập trên bảng cân đối và báo cáo hoạt động kinh doanh của kỳ.
1. Tìm hiểu khái quát về bảng cân đối số tài khoản
Yêu cầu của bảng cân đối tài khoản được tạo dựng trên 2 yếu tố sau:
- Tổng số dư Nợ của tất cả các tài khoản tổng hợp phải bằng tổng số dư bên Có của các tài khoản tổng hợp.
- Tổng số phát sinh bên Nợ của tất cả các tài khoản tổng hợp phải bằng tổng số phát sinh bên Có của các tài khoản tổng hợp.
Kết cấu của bảng được thể hiện qua:
Thông tin cần điền đầu tiên bao gồm:
- Người nộp thuế: Doanh nghiệp của bạn hiện đang kinh doanh có nghĩa vụ phải nộp thuế cho nhà nước.
- Mã số thuế: Kí hiệu được mã hoá đánh số theo cơ quan thuế chỉ định.
- Tên đại lý thuế (nếu có)
- Mã số thuế
Ngoài ra nếu bạn muốn xem lại bảng cân đối từ các năm trước. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn, hướng dẫn chi tiết.
Tên Cty: Công ty TNHH Webkynang Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 6, Tòa Nhà Sannam, 78 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 024 2239 7373, Hotline: 038 997 8430
Email: Webkynang.vn@gmail.com
2. Chi tiết nội dung triển khai.
Để lập được bảng có rất nhiều chỉ tiêu khác nhau. Nhưng quan trọng nhất vẫn là đáp ứng theo thông tư nhà nước quy định. WPRO.vn gửi bạn theo mẫu sau:
- Cột_1: Số hiệu tài khoản của tất cả các tài khoản. Mỗi tài khoản được ghi nhận trên một dòng, từ số hiệu nhỏ đến lớn.
- Cột_2: Tên tài khoản: Tương ứng với số hiệu thì sẽ có tên của mỗi tài khoản. Không phân biệt tài khoản đó còn số dư cuối kỳ hay không.
- Cột_3: Số dư đầu kỳ: Nhập số dư đầy kỳ của các tài khoản tương ứng. Nếu số dư bên nợ thì ghi vào cột Nợ. Ngược lại số dư bên có thì nhập vào ô tương ứng dữ liệu đó.
- Cột_4: Số phát sinh trong kỳ: Ghi tổng số phát sinh trong kỳ của các tài khoản đối ứng. Tương tự như số dư đầu kỳ nếu Có thì ghi nhận bên Có hoặc ngược lại.
- Cột_5: Số dư cuối kỳ: Ghi số dư cuối kỳ của các tài khoản tương ứng. Và ghi nhận theo các bên Nợ, Có.
==> Phần cuối kiểm tra tất cả các cột để xem giữa bên Nợ và bên Có của từng cột. Trong các cột chứa số liệu thì giữa các cặp có đồng nhất hay không.
DỊCH VỤ THIẾT KẾ FILE EXCEL, PHẦN MỀM BÁN HÀNG THEO YÊU CẦU: CLICK XEM NGAY.