Kinh doanh cửa hàng thanh lý điện thoại cần phải chuẩn bị những gì? Ngân sách, mặt bằng, mua hàng ở đâu thì tốt? Hãy cùng WPRO tham khảo bài viết sau.
Điện thoại – Một trong những vật dụng không thể thiếu cho mỗi công ty, cửa hàng, cá nhân vào thời buổi hiện nay. Đây là thiết bị công nghệ thông minh giúp ta dễ dàng sử dụng, tiếp nhận thông tin nhanh chóng. Tuy nhiên không phải ai cũng có điều kiện để mua máy mới. Chính vì thế, có rất nhiều cửa hàng thanh lý điện thoại cũ được mở ra.
FILE EXCEL QUẢN LÝ KHO LINH KIỆN ĐIỆN THOẠI – Tải miễn phí
Lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng thanh lý điện thoại
Để việc hoạt động kinh doanh được diễn ra một cách trơn tru và cu củ, chúng ta cần chuẩn bị những thứ cần thiết. Dưới dây là một số vấn đề bạn cần phải chuẩn bị, tham khảo nội dung sau đây:
1. Xác định nhu cầu khách hàng
Hiện nay việc trao đổi mua qua bán lại là điều hết sức bình thường. Các mẫu mã điện thoại mới ra đời qua hàng năm, nên việc trao đổi mua bán cũ và mới rất đa dạng. Các mẫu mã mới, thì giá lại rất cao, không phải ai cũng mua được điện thoại mới để sử dụng theo trend. Vậy nên những người có thu nhập trung bình, họ có thể sử dụng điện thoại cũ. Với mục đích là liên lạc khi cần thiết và phục vụ đời sống hàng ngày. Những chiếc điện thoại cũ, thì giá sẽ rẻ đi gần một nửa so với giá ban đầu, phù hợp với thu nhập của họ.
Vì vậy các cửa hàng thanh lý điện thoại tự phát được ra đời. Các cửa hàng này sẽ có nhiều điện thoại cũ hơn, giá nó cũng sẽ rẻ hơn so với các cửa hàng thương hiệu lớn.
Vậy nên việc kinh doanh cửa hàng thanh lý điện thoại này rất phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
2. Dự trù kinh phí kinh doanh
Sau khi tìm hiểu về thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng rồi, chúng ta đến bước chuẩn bị nguồn vốn kinh doanh. Khi làm bất cứ một kế hoạch nào, hay kinh doanh gì, chúng ta phải dự trù kinh phí. Ngân sách kinh doanh này sẽ bao gồm:
- Chi phí thuê mặt bằng
- Mở cửa hàng như bảng biển quảng cáo, đồ trang trí, trưng bày,….
- Mua nguyên vật liệu máy móc, trang thiết bị vật tư phục vụ công việc
- Mua điện thoại cũ, mới, sim, thẻ điện thoại trưng bày cửa hàng
- Chi phí nhân công ( nếu là cửa hàng to, thì cần thiết)
- Vận hành và duy trì cửa hàng khi mới hoạt động
- Các chi phí phát sinh khác….
Bạn cần phải lên một kế hoạch chi tiết, tính toán làm sao cho gần sát với thực tếđể khi vào hoạt động. Khoản tiền đó chênh lệch không đáng kể so với mức dự toán ban đầu. Dự kiến cơ bản trên dưới 500 triệu đồng tùy quy mô hoạt động và mục đích kinh doanh của bạn. Tiền vốn này giúp bạn có kinh phí để chi trả các chi phí mua hàng, nguyên vật liệu, nhân sự và duy trì vận hành cửa hàng…
>>>>> Xem thêm: Ý tưởng kinh doanh cửa hàng thanh lý đồ điện cũ đơn giản dễ kiếm lời
3. Kiến thức kinh doanh, tìm hiểu sản phẩm.
Học hỏi và tích lũy kỹ năng cả về kinh doanh cũng như sản phẩm hàng hóa là điều cần thiết. Ai kinh doanh cũng cần phải học, học qua năm tháng đi học, đi làm. Muốn việc kinh doanh của mình tốt, thì trước hết bạn phải hiểu về các dòng sản phẩm đa dạng trên thị trường. Nhìn phát là biết dòng máy, thông số kỹ thuật khi chưa tra cứu thông tin về máy. Những kiến thức này đòi hỏi bạn phải nắm rõ, thì khách hàng mới tin tưởng bạn được.
Bạn cũng không thể chỉ mua bán điện thoại cũ mới được, vì mấy ai có nhu cầu và thu nhập khi hỏng hay lỗi là mua mới đâu. Bạn cần biết về sửa chữa các dòng máy để giữ chân khách hàng. Những thứ gì có thể sửa chữa, thì hãy mang đi sửa, hỏng quá thì tư vấn cho họ đổi sang điện thoại khác phù hợp.
Tiếp theo, bạn cũng không thể lấy quá rẻ so với giá cả thị trường được. Chúng ta nên cân đối với giá cả thị trường và khách hàng khi sửa chữa, hay mua bán. Có thể lấy rẻ hơn một chút để kéo khách lần sau lại tới. Không thể rẻ quá, cũng không thể đắt quá so với mức giá nhập hay với những cửa hàng khác.
Tưởng kinh doanh đồ thanh lý rẻ đơn giản nhưng không hề đơn giản đâu bạn nhé. Bạn cần “bắt mạch” chính xác bệnh tình về máy cũ:
+ Do khách hàng dùng chán cần đổi máy mới nên thanh lý?
+ Máy gặp vấn đề nên khách muốn thanh lý?
4. Xác định khách hàng mục tiêu – kinh doanh cửa hàng điện thoại
Khách hàng hiện nay rất đa dạng về độ tuổi và giới tính, người có thu nhập thấp, trung, cao. Vậy nên việc kinh doanh cửa hàng thanh lý điện thoại là cần thiết.
WPRO gợi ý bạn một số khách hàng như sau:
+ Học sinh: Được phép sử dụng điện thoại phục vụ cho học hành, tìm kiếm tài liệu… dưới sự đồng ý của cha mẹ, người lớn. Tuy nhiên đây không phải nhóm khách hàng có khả năng thanh toán mua hàng.
+ Cá nhân: Khách hàng là cá nhân hầu hết là người trưởng thành, đã có tiền, kinh phí mua hàng. Họ thường chủ động chọn lựa sản phẩm hợp với giá tiền sản phẩm, số tiền mình có. Những người có điện thoại rồi, họ muốn mua thêm một cái tầm trung để sử dụng cho việc khác.
+ Khách hàng tổ chức, doanh nghiệp: Thông thường nhóm khách này thường lựa chọn sản phẩm mới. Tuy nhiên nếu khách hàng mua hàng thì số lượng bạn xuất bán sẽ tương đối nhiều.
+ Đại lý, nhà phân phối: Khách hàng này vô cùng tiềm năng, bạn cần giao lưu, trao đổi để tăng mối quan hệ làm ăn của mình.
…
Với tập khách hàng vô cùng đa dạng này, việc kinh doanh cửa hàng đồ thanh lý như này lại rất là tiện lợi và phù hợp.
5. Thuê mặt bằng (nếu có).
Nếu bạn đã có cửa hàng, mặt bằng thì chúc mừng, bạn đã tiết kiệm được một khoản tiền khá lớn. Bằng không bạn sẽ phải chuẩn bị dự kiến từ 3 triệu đến 10 triệu/ tháng tùy vào địa điểm kinh doanh.
Một số điều bạn có thể tham khảo về mặt bằng, cửa hàng như:
+ Đông dân cư, nhiều người qua lại, giao thông đi lại thuận tiện
+ Hàng hóa được trưng bày, sắp xếp dễ quan sát…
+ Biển hiệu: Vị trí đẹp, thu hút mắt nhìn, không vướng tầm mắt giao thông…
6. Mua sắm trang thiết bị quản lý.
Để việc kinh doanh được thuận lợi và đẹp mắt, chúng ta cần phải mua trang thiết bị nguyên vật liệu trưng bày. Điện thoại không phải là mở rau ngoài chợ, nên chúng ta không thể trưng bày linh tinh được.
- Cần phải có kệ để trưng bày, làm sao hàng hóa được đẹp mắt mang tính thẩm mỹ cao, thu hút ánh nhìn.
- Sửa chữa thì phải mua thêm linh kiện, hay các máy móc để sửa chữa điện thoại.
- Bàn ghế, hay những đồ trang trí khác để trưng bày cửa hàng trông đẹp và sáng hơn
- Bộ máy tính cây lắp đặt sử dụng phần mềm bán hàng
- Một số trang thiết bị vật tư khác
Như vậy để kinh doanh cửa hàng thanh lý điện thoại cần rất nhiều thứ phải chuẩn bị. Bài viết trên đây là một số nội dung cơ bản để bạn tham khảo thêm. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc mở cửa hàng.
Tham khảo thêm:
- Lập bảng kế hoạch ngân sách kinh doanh – Tải Miễn Phí
- Lập Kế hoạch ngân sách là gì và quy trình hoạt động