Mở cửa hàng kinh doanh điện thoại cần chuẩn bị gì cho người mới bắt đầu? Sau đây hãy cùng WPRO tìm hiểu chi tiết nội dung qua bài viết sau nhé.
Ngày nay, điện thoại như một vật dụng công cụ hỗ trợ không thể thiếu với hầu hết những người trẻ tuổi và trưởng thành.
Điện thoại không chỉ đơn giản có tính năng nghe, nói như những năm trước kia. Bây giờ những thiết bị này còn được thiết lập nhiều chức năng khác hữu ích, hiện đại phục vụ công việc, học tập,…
Chính vì lợi ích mang lại của thiết bị này lớn khiến cho nhu cầu sử dụng công cụ cao. Đây được coi là thị trường tiềm năng cho những ai có nhu cầu khởi nghiệp. Sau đây là một vài thông tin bạn cần nắm rõ để có thể kinh doanh thành công.
WPRO 2.0 – Phần mềm quản lý bán hàng, lãi lỗ, công nợ, chi phí
Trang bị kiến thức để kinh doanh điện thoại
- Kiến thức là một kho tàng tri thức, tư liệu, tài liệu mà chúng ta tích lũy trong quá trình học tập, lao động, nghiên cứu.
- Vậy nếu muốn kinh doanh được hiệu quả bạn cần phải nắm rõ thông tin về sản phẩm cũng như phương pháp kinh doanh.
- Có kiến thức hàng hóa, giúp bạn nắm bắt chất lượng, chủng loại, giá cả phù hợp cho từng sản phẩm. Đồng thời sẽ hỗ trợ hiệu quả cho công việc bán hàng, kinh doanh tới khách hàng được tốt.
- Ngoài ra, kinh doanh không chỉ tập trung vào khâu bán hàng mà quản lý cửa hàng cũng vô cùng quan trọng.
- Khi có kiến thức về kinh doanh, quản lý, bạn dễ dàng nắm bắt thông tin, xử lý tình huống rủi ro. Mặt khác chủ động lên kế hoạch, phát triển cửa hàng được mạnh mẽ nhất.
Mở cửa hàng kinh doanh điện thoại cần bao nhiêu vốn
1. Tìm kiếm nguồn hàng
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đại lý, cửa hàng, trung tâm kinh doanh điện thoại.
Bạn rất dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn cho mình nguồn hàng đảm bảo, tin cậy. Vừa đảm bảo nhu cầu kinh doanh, vốn, chi phí quản lý hiện có.
Hoặc có thể nhập hàng trực tiếp tại công ty sản xuất giá cả sẽ được ưu đãi hơn. Đồng thời để gia tăng danh mục sản phẩm, đa dạng mẫu mã chủng loại bạn có thể nhập thêm hàng xách tay.
Tuy giá hàng xách tay có chênh lệch nhiều so với hàng nội địa nhưng hiệu quả mang lại cực kỳ cao. Dự kiến chi phí nguồn hàng khoảng từ 200 triệu đồng trở lên.
2. Thuê mặt bằng (nếu có).
Nếu bạn đã có mặt bằng, cửa hàng thì chúc mừng bạn, bạn đã tiết kiệm được một khoản chi phí kinh doanh. Ngược lại, bạn sẽ phải dành ra một khoản tiền từ 3 triệu – 10 triệu/ tháng để thuê mặt bằng.
Tùy vào địa điểm kinh doanh, ở khu vực trung tâm hay thành phố mà giá có thể lên xuống khác nhau. Bạn có thể đưa ra quyết định đầu tư phù hợp cho mình để hiệu quả hơn.
3. Mua sắm trang thiết bị phục vụ kinh doanh.
Để hàng hóa có thể thu hút khách hàng, chúng ta cần phải trưng bày sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao.
Như mua sắm thêm kệ, giá đỡ, quầy trưng bày… để khách hàng dễ dàng quan sát được kiểu dáng màu sắc…
Đồng thời bạn dễ dàng quản lý được hàng hóa, tránh thất thoát, mất hàng, khó kiểm soát. Song song với đó, bạn sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian tìm kiếm sản phẩm cho khách hàng yêu cầu. Chi phí dự kiến tầm khoảng từ 5 triệu đồng đến trên dưới 20 triệu đồng
WPRO 2.0 – Phần mềm quản lý bán hàng, lãi lỗ, công nợ, chi phí
4. Nguyên phụ kiện, linh kiện kèm theo khác.
Để gia tăng thu nhập kinh doanh, bạn có thể kết hợp bán thêm các linh kiện kèm theo như:
- ỐP điện thoại
- Màn hình
- Bọc dán
- Pin
- Vỏ điện thoại
- Sạc pin
- Tai nghe…
- Kệ chống điện thoại khi xem cho khách thông minh. Khách hàng có thể xem phim, làm việc, giải trí mà không phải cầm tay thường xuyên.
- Gậy chụp ảnh, quay video: Tiện lợi sử dụng ghi lại hình ảnh tại các vị trí cao, khó……
- Kinh doanh sim, thẻ, dữ liệu data khác…
Tùy vào kế hoạch, phương án kinh doanh mở rộng mà bạn sẽ dành riêng một khoản đầu tư phụ này. Ước chừng chi phí từ 10 triệu đồng đến trên dưới 50 triệu đồng theo ý bạn.
5. Chi phí khác.
Ngoài những vấn đề được nêu gợi ý ở trên bạn cũng cần phải chú ý một số thông tin khác như:
+ Tiền điện thoại liên hệ, mạng internet, nước… : Khoảng 1 triệu đến 3 triệu đồng.
+ Qũy dự phòng kinh doanh: Vận hành, duy trì hoạt động kinh doanh khi có rủi ro, sự cố. Sử dụng quỹ riêng này để không ảnh hưởng, lạm phát tới tiền hàng kinh doanh.
Chi phí này sẽ phụ thuộc vào ngân sách hiện có của bạn dự kiến từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng hoặc hơn.
6. Đầu tư thiết bị quản lý bán hàng, kinh doanh thông minh.
Hầu hết các sản phẩm hàng hóa của bạn có giá trị tương đối cao. Nếu quản lý không tốt bạn sẽ thất thoát không hề nhỏ.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty chuyên nghiệp thiết kế về phần mềm quản lý. Với nhiều năm kinh nghiệm, bạn có thể tham khảo để việc quản lý của mình được dễ dàng hơn.
Chi phí mua phần mềm này chỉ bằng 1 sản phẩm hoặc ½ giá trị / 1 sản phẩm của bạn.
Vì vậy, đầu tư công cụ quản lý không cần phải lo về giá cả nó giúp bạn kiểm soát được:
- Bán hàng,
- Kho, tồn hàng
- Công nợ, hồ sơ khách hàng, thông tin nhà cung cấp. Nhà cung ứng nào kém chất lượng, dừng nhập hàng hoặc biện pháp xử lý kịp thời.
- Báo cáo lãi lỗ
- Báo cáo doanh thu…
WPRO 2.0 – Phần mềm quản lý bán hàng, lãi lỗ, công nợ, chi phí
Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm để bạn mở cửa hàng kinh doanh điện thoại dành cho những ai chưa biết. Hy vọng nội dung bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc mở cửa hàng.
Tham khảo thêm: