Các bước cần phải chuẩn bị để kinh doanh sữa thành công như thế nào ? Mở cửa hàng sữa cần bao nhiêu vốn?
Kinh doanh sữa là mặt hàng khá nhạy cảm và có tác động trực tiếp tới sức khỏe của con người. Sữa được biết đến như một nguồn dưỡng chất cung cấp năng lượng giúp con người khỏe mạnh hơn.
Chính vì sự quan trọng của sữa mà giá trị kinh tế mang lại cho các chủ cửa hàng tương đối béo bở. Vậy làm cách nào có thể mở cửa hàng kinh doanh sữa thành công hãy cùng tìm hiểu.
==> Thông tin liên quan bạn đang tìm:
Kinh nghiệm mở cửa hàng tạp hóa từ A đến Z – Bạn nên biết
PHẦN MỀM QUẢN LÝ KINH DOANH TẠP HÓA – WPRO 2.0
1. Mở cửa hàng sữa cần bao nhiêu vốn?
Điều đầu tiên trước khi đặt chân vào kinh doanh bạn sẽ phải chuẩn bị cho mình một nguồn vốn nhất định.
- Sau đó xác định rõ ràng mục tiêu thị trường bạn sẽ hướng tới.
- Và đối tượng khách hàng bạn sẽ tiếp cận như thế nào?
- Sản phẩm bạn muốn bán là hàng nội địa, nhập khẩu hay tổng hợp.
Theo tình hình chung hiện nay, mỗi một hộp sữa cũng có giá tương đối từ vài trăm đến vài triệu. Nếu bạn mở cửa hàng sữa thì ít nhất trong tay bạn có từ 250 triệu -500 triệu đồng.
Tùy thuộc vào khu vực dự định kinh doanh có tiềm năng và phát triển được lâu dài hay không. Bạn sẽ có kế hoạch đầu tư cụ thể trong bản kế hoạch chi tiết nhất của mình.
Nếu bạn bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh về ngành sữa. Hãy bắt đầu cửa hàng của mình bằng vốn vốn trung bình. Sau khi bán hàng, đánh giá được sản phẩm bán chạy, tiêu thụ mạnh. Lúc này bạn sẽ nhập hàng về bán cho phù hợp với thị hiếu tiêu dùng.
Không nên một lúc nhập quá nhiều hàng, vừa không bán được. Mặt khác ảnh hưởng tới chất lượng, tiền hàng quay vòng vốn cũng chậm. Chưa kể hàng tồn kho, hư hỏng cần phải xử lý.
Xem thêm: Theo dõi quản lý kho cửa hàng sữa hiệu quả nhất.
>> Dùng thử miễn phí:
Tải ngay DEMO phần mềm quản lý bán hàng WPRO 2.0
2. CÁC BƯỚC CẦN PHẢI CHUẨN BỊ ĐỂ KINH DOANH SỮA THÀNH CÔNG NHƯ THẾ NÀO ?
2.1. Xác định địa điểm, mặt bằng kinh doanh.
Nếu bạn đã có một mặt bằng lý tưởng lựa chọn để kinh doanh. Điều đó quá tốt. Bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều tiền bạc về chi phí thuê mặt hàng.
Lựa chọn mặt bằng tốt cần có các đặc điểm sau:
- Đông khu dân cư
- Giao thông đi lại thuận tiện, gần trường học, trạm y tế, chợ, công ty…
- An ninh đảm bảo: Khách hàng sẽ rất lo lắng nếu vào cửa hàng mua được hộp sữa nhưng lại mất xe. Điều đó chả ai mong muốn đúng không bạn. Vì vậy hãy thiết lập camera hoặc thường xuyên nhắc nhở khách hàng khóa xe an toàn. Mặt khác cửa hàng nếu có thể hãy cử ai đó trông xe cho khách.
- Diện tích không gian cửa hàng tương đối thoáng mát, rộng rãi để làm nổi bật sản phẩm. Ngoài ra còn giúp chất lượng của sữa cũng được đảm bảo hơn.
==> Một số ngành nghề liên quan:
File quản lý kho bia, bánh kẹo – tải free
Mẫu file quản lý nước đóng chai – Miễn phí
Quản lý kho nhập xuất tồn rượu bằng excel
File excel quản lý cửa hàng Gas
2.2. Sắm sửa, tư trang, trang thiết bị phục vụ bán hàng.
Bạn cần mua thêm một số kệ hàng để bày sản phẩm sao cho đẹp mắt, ấn tượng thu hút khách hàng. Khách hàng sẽ không muốn mỏi mắt, hay mỏi cổ khi phải tìm kiếm loại sữa mình cần.
Ngoài ra để tiết kiệm chi phí quản lý, kiểm hàng, giám sát hàng hóa. Bạn có thể sử dụng thêm công cụ quản lý bán hàng hiệu quả. Vậy các chi phí cần thêm:
2.2.1. Máy tính, máy in, máy quét mã vạch.
Giá trị mua ban đầu tương đối lớn. Tuy nhiên xét về tổng thể thì 2 thiết bị này là phần cứng, có thể dùng lâu dài. Vì vậy nếu chia đều trung bình thì chi phí không đáng là bao.
==> Đón đọc thêm:
Bỏ túi bí quyết Kế hoạch kinh doanh quán ăn nhỏ
Xây dựng Kế hoạch kinh doanh chung Thành công – Link Mẫu Excel doanh thu
Kế hoạch kinh doanh quán, nhà hàng – WPRO
Mẫu file excel tính cost đồ uống – Tải miễn phí.
2.2.2. Phần mềm quản lý bán hàng – Các bước cần phải chuẩn bị để kinh doanh sữa thành công
Lựa chọn Offline hay phần mềm online?
Bạn có thể sử dụng phần mềm WPRO 2.0 offline phí bản quyền chỉ trả 1 lần duy nhất, dùng trọn đời. Phần mềm của WPRO.vn là phần mềm độc lập, bạn hoàn toàn yên tâm về bảo mật dữ liệu. Ngay cả khi không có internet bạn vẫn có thể hoạt động bình thường. Dữ liệu sẽ được đồng bộ tự động ngay sau khi có mạng trở lại.
Cũng có một số công ty phần mềm khác online, nhưng lại thu phí hàng tháng. Tuy nhiên giá có thể lên xuống thất thường khiến bạn phải trả như trả lãi hàng tháng. Khi mất mạng internet, phần mềm online cũng sẽ bị tạm dừng hoạt động. Mọi công việc bán hàng của bạn vì thế sẽ ảnh hưởng ít nhiều. Nếu hệ thống phần mềm máy chủ điều khiển bị lỗi. Toàn bộ hệ thống dữ liệu của tất cả các phiên bản online đó cũng không hoạt động được. Mặt khác nếu nhé, công ty phần mềm đó rủi ro trong thời gian tới. Vậy dữ liệu của công ty bạn sẽ đi đâu về đâu ? Hãy tính cho mình một kế sách thông minh và lâu dài nhất.
2.3. Thủ tục giấy phép, đăng ký kinh doanh.
Kinh doanh ngành nghề nào dù to hay nhỏ chúng ta cũng nên xem xét đến thủ tục đăng ký kinh doanh nếu cần. Để tránh vi phạm quy định về cấp phép kinh doanh. Hãy thực hiện đúng nghĩa vụ mà nhà nước quy định để đảm bảo cho mình.
Chi phí có thể từ vài trăm nghìn cho tới vài triệu tùy vào quy định của nhà nước về thủ tục hành chính.
Các giấy tờ như:
- Giấy đăng ký kinh doanh theo mẫu
- Thông tin cá nhân, người đại diện/ tổ chức…
- Địa chỉ liên hệ, địa chỉ kinh doanh
- Đăng ký danh mục sản phẩm kinh doanh
- Xác định số vốn điều lệ hợp pháp…
Ngoài ra bạn sẽ mất các khoản thuế, quy định về thuế và các khoản bắt buộc khác đối với lĩnh vực sữa.
2.4. Nguồn hàng lựa chọn để kinh doanh – Các bước cần phải chuẩn bị để kinh doanh sữa thành công
Việc lựa chọn nguồn hàng là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết đối với bất kỳ ngành nghề nào cũng vậy. Kể cả kinh doanh mở cửa hàng sữa cũng không ngoại lệ.
Bạn có thể đăng ký trở thành đại lý sữa trực tiếp từ công ty sản xuất sữa. Bạn có thể tránh được nhiều rủi ro như nhập hàng nhái, hàng lậu, kém chất lượng. Tuy nhiên cái khó là bạn cần phải nhập số lượng lớn, không thể mua lẻ. Nếu chỉ giao dịch với một công ty sản xuất sữa thì sản phẩm không đa dạng, quá ít mẫu mã.
Bạn cũng có thể nhập hàng từ các đại lý. Tuy nhiên giá cả sẽ không ưu đãi bằng trực tiếp ở trên. Chất lượng cũng khó mà đảm bảo hoàn toàn không bị làm giả, hàng nhái…Nhưng được cái lợi cho bạn là mẫu mã đa dạng, bán được nhiều khách hàng hơn.
Hãy cân đối và lựa chọn cho mình một phương án nhập hàng hiệu quả, an toàn nhất.
Lợi nhuận ai cũng muốn có, nhưng khách hàng, sức khỏe người sử dụng cũng quan trọng không kém. Hãy kinh doanh có tâm, có tầm thì không khó để thành công lâu dài.
>> Dùng thử miễn phí:
Tải ngay DEMO phần mềm quản lý bán hàng WPRO 2.0