Giá vốn hàng bán là gì? Cách tính giá vốn trong thực tế

Giá vốn hàng bán là gì và cách tính? Giá vốn bằng giá nhập theo phương pháp đích danh hay nhập trước xuất trước hay là trung bình giá nhập.

Cách chạy lại giá vốn và các vấn đề liên quan tới giá vốn trên WPRO 2.0 -> CLICK XEM

Câu hỏi của hầu hết mọi người về giá vốn:

  1. Giá vốn là gì? Tôi chỉ quan tâm giá nhập, sao phải để cập đến đơn giá vốn
  2. Sao tôi nhập 100 chiếc hết 5 triệu, bán 50 chiếc, giá vốn phải hiển thị 5 triệu chứ, sao lại là 2.5 triệu. Phần mềm tính sai rồi.
  3. Sao tôi nhập hàng 3 -4 lần mỗi  lần giá nhập khác nhau, thì giá vốn cũng phải mỗi lần khác nhau chứ.
  4. Đơn vị tôi phù hợp với phướng thức tính giá vốn như thế nào

 

Đây chỉ là vài ba câu hỏi mà mọi người hay gặp vướng mắc. Chúng ta hãy cùng giải đáp để mọi người có cái nhìn rõ ràng hơn

Phần mềm tham khảo cách tính giá vốn: Quản lý bán hàng WPRO 2.0

1. Giá vốn hàng bán là gì

Tại sao phải quan tâm giá vốn hàng bán. Giá nhập khác gì giá vốn.

Trong kế toán, phản ánh tài khoản kế toán:

Giá vốn hàng bán bên nợ – trích Hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam, diễn giải bên nợ tài khoản kế toán 632

– Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, phản ánh:

+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã bán trong kỳ.

+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ;

+ Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra;

+ Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành;

+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết).

Đối với hoạt động kinh doanh BĐS đầu tư, phản ánh:

+ Số khấu hao BĐS đầu tư dùng để cho thuê hoạt động trích trong kỳ;

+ Chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo BĐS đầu tư không đủ điều kiện tính vào nguyên giá BĐS đầu tư;

+ Chi phí phát sinh từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động BĐS đầu tư trong kỳ;

+ Giá trị còn lại của BĐS đầu tư bán, thanh lý trong kỳ;

+ Chi phí của nghiệp vụ bán, thanh lý BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ;

+ Chi phí trích trước đối với hàng hóa bất động sản được xác định là đã bán.

 

Như vậy hiểu một cách nôm na thì Giá vốn hàng bán sẽ tập hợp tất cả các chi phí phát sinh để tạo ra giá trị hàng hóa phục vụ trong khâu sản xuất, gia công, đóng gói, nhập hàng về đến kho trong kỳ.

Kỳ ở đây được hiểu; Giá vốn hàng bán sẽ được tập hợp và theo dõi theo một khoảng thời gian.

Ví dụ kỳ kế toán có thể là 1 tháng, quý, năm.

2. Giá nhập và giá vốn khác nhau như thế nào

Như đã nói trong thông tin bên trên, giá vốn hàng bán đại diện cho nhóm chi phí tập hợp tạo ra giá trị cho hàng hóa ở khâu nhập hàng. Chi phí này được tập hợp và theo dõi trong một khoảng thời gian.

Trong khi đó, giá nhập được đề cập là tại từng thời điểm rõ ràng. Và nhập trong nhiều lần, nhiều thời điểm giá nhập sẽ có thể khác nhau từng lần.

giá vốn hàng bán là gì

Về bản chất: Trong vòng 1 năm bạn nhập một tấn hàng, giá trị 5 tỷ, bán hết một tấn hàng.

  • Để có một tấn hàng, bạn nhập trong 5 lần, có 3 lần giá nhập khác nhau. Tổng giá trị hàng hóa nhập vào = 5 tỷ
  • Bán ra hết một tấn hàng trong vòng 1 năm, giá vốn hàng bán là 5 tỷ. Trường hợp này Giá vốn hàng bán = tổng giá trị hàng nhập
  • Đơn giá vốn hàng bán = Giá nhập bình quân trong kỳ = Tổng giá trị nhập/ tổng số lượng nhập
  • Nếu trong lúc nhập hàng phát sinh chi phí vận chuyển 50 triệu => Giá vốn hàng bán = Tổng giá trị nhập + chi phí vận chuyển hàng nhập
  • Nếu trong lúc bán hàng, phát sinh chi phí vận chuyển: Chi phí này tính vào chi phí bán hàng

giá vốn hàng bán là gì

3. Các phương pháp tính giá vốn hàng hóa

Trong thực tế, bạn có thể tự tính hoặc chọn lựa các phần mềm có phương pháp tính giá

Giá vốn hàng bán chỉ xuất hiện trong khâu bán ra của hàng hóa. Tức là chỉ có ở khâu thương mại.

Nếu bạn là nhà sản xuất, hàng hóa của bạn sản xuất xong, người ta mới chỉ gọi nó là thành phẩm. Và tính chi phí cho nó thì người ta gọi giá thành thành phẩm.

Một khi hàng hóa ra khỏi kho thành phẩm, tham gia vào quá trình thương mại thì gọi là hàng hóa.

Có 4 phương pháp tính giá vốn như sau:

  • Đích danh: Chỉ đích danh hàng bán ra theo lô hàng nhập vào nào.
  • FIFO – Nhập trước xuất trước. Đây là giả định việc xuất hàng thực tế tuân theo việc hàng về trước xuất đi trước
  • LIFO – Nhập sau xuất trước. Giả định hàng về sau, để bên ngoài sẽ xuất trước
  • Bình quân gia quyền: Giả định rằng có rất nhiều mặt hàng, khi xuất đi không xác định được theo hình thái nào. Do đó giá trị hàng hóa được tính chia đều bình quân

Các phương pháp khác đều dựa trên cơ sở các phương pháp có sẵn này để phát triển.

Trong 4 phương pháp trên có phương pháp đích danh tính được chính xác giá vốn hàng bán. Tuy nhiên khi áp dụng thì phức tạp, theo dõi quá chi tiết. Chỉ phù hợp với các đơn vị có ít phát sinh, hàng hóa thường nhập theo lô và về bán ngay.

2 phương pháp FIFO và LIFO theo dõi thường khó khăn. Trong khi đó thường chỉ là tình huống giả định, rất khó xác định. Vẫn có tỷ lệ sai nhất định

Phương pháp tính bình quân, dễ thực hiện, dễ theo dõi nhưng có tỷ lệ chênh lệch giá vốn với phương pháp đích danh. Nhưng tính tổng trên kỳ và tổng hàng hóa nhập thì số liệu lại đúng.

Do đó tùy đặc điểm đơn vị mà lựa chọn phương pháp phù hợp.

4. Giá vốn nhập cả lô, sao phần mềm lại tính theo số lượng xuất

Câu hỏi: Sao tôi nhập 100 chiếc hết 5 triệu, bán 50 chiếc, giá vốn phải hiển thị 5 triệu chứ, sao lại là 2.5 triệu. Phần mềm tính sai rồi.

Trả lời: Phần mềm mặc định thường sẽ tính giá vốn theo phương pháp bình quân.

Giá vốn = Đơn giá vốn bình quân * số lượng bán

=> Giá vốn tính trên số lượng bán thực tế bạn nhé

Theo dõi giá vốn phải theo dõi cả lô. Đó là theo dõi việc thu hồi vốn, dòng tiền, chứ không phải giá vốn trong việc tính lợi nhuận doanh nghiệp

Trên đây là các chia sẻ về kinh nghiệm quản lý, nếu bạn cần thêm thông tin gì bạn đừng ngại liên hệ:

  • Email: webkynang.vn@gmail.com
  • Hotline: 038 997 8430

Xin cảm ơn,

Wpro.vn – Chuyên về phần mềm doanh nghiệp.

This Post Has 2 Comments

Leave a Reply