Kinh nghiệm quản lý CỬA HÀNG TÔN SẮT thành công hiệu quả. Đừng bỏ lỡ bài viết nếu như bạn thực sự quan tâm về lĩnh vực này. Hãy cùng WPRO.vn tìm hiểu chi tiết nhé.
TÔN, SẮT là một trong những vật liệu cực kỳ quan trọng không thể thiếu trong quá trình xây dựng và chế tạo máy móc. Nói chung là nhu cầu về sử dụng tôn, sắt, thép sẽ chẳng bao giờ giảm. Chính vì thế đây là cơ hội khá hay nếu ai thích khởi nghiệp trong lĩnh vực này.
==> Bạn xem thêm:
Quản lý kho Công trình xây dựng
Quản lý kho vật tư – thiết bị xây dựng
Mẫu file bán hàng sắt thép bằng excel – tải free
Sau đây là WPRO.vn chia sẻ bạn một vài kinh nghiệm để kinh doanh cửa hàng Tôn Sắt thành công nhé.
1. Nghiên cứu thị trường – Kinh nghiệm quản lý CỬA HÀNG TÔN SẮT thành công
Với bất kỳ lĩnh vực nào, ngành nghề nào muốn kinh doanh hiệu quả chúng ta đều cần am hiểu, nắm bắt tâm lý khách hàng. Từ nhu cầu của khách hàng mà sinh ra thị trường bán mua các sản phẩm đó. Bạn hãy nghiên cứu quanh khu vực dự định mở cửa hàng xem:
- Tâm lý tiêu dùng của khách hàng là gì?
- Có bao nhiêu cửa hàng kinh doanh Sắt, tôn đã mở?
- Các công trình đang xây dựng, đã hoàn thiện có nhiều không?
- …
Từ các thông tin trên bạn sẽ nắm bắt được xu hướng thị trường đến đâu để có thể bắt kịp với nhịp phát triển. Đồng thời xem xét lại đối thủ cạnh tranh của mình đang mạnh và yếu ở điểm nào. Mình cần học tập kiến thức mới và tìm ra giải pháp kinh doanh hiệu quả.
2. Tìm kiếm nguồn hàng, sản phẩm.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty, đại lý phân phối lớn trên toàn quốc. Bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm cho mình nhà cung ứng hàng hóa. Tuy nhiên với mong muốn hàng hóa tốt, chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý. Nhiều cửa hàng sẽ chọn các cách nhập hàng như:
==> Xem thêm:
File excel quản lý kinh doanh thiết bị điện nước
Quản lý bán hàng cát, than, đá bằng excel – tải miễn phí
Phần mềm quản lý cửa hàng Sơn – Bạn đã sở hữu chưa ?
2.1. Nhập hàng từ công ty sản xuất.
Với cách thức nhập số 1 này, bạn sẽ giảm được khá nhiều tiền mua hàng. Khi làm việc trực tiếp với công ty, bạn sẽ được hưởng ưu đãi, giá cả hợp lý. Bạn không phải qua bất kỳ trung gian, môi giới nào khác. Tuy nhiên số lượng hàng nhập cần đạt đúng yêu cầu của công ty đề ra. Đồng thời mẫu hàng hóa sẽ không đa dạng, khách hàng ít có sự lựa chọn mới mẻ. Một số công ty sản xuất sắt như:
- Tổng công ty Thép Việt Nam
- Tập đoàn Hòa Phát
- Công ty Thép Pomina
- Công ty TNHH Thép Vina Kyoei
- …
- Thép Việt Nhật
2.2. Lấy hàng thông qua đại lý phân phối.
Tuy giá thành có cao chút so với cách đầu tiên. Nhưng bạn sẽ có nhiều mẫu hàng hóa khác nhau, gia tăng vào danh mục sản phẩm. Khách hàng của bạn sẽ có nhiều sự chọn lựa về hàng hóa, khả năng giữ chân khách hàng tại cửa hàng lâu hơn. Lúc này hi vọng về hàng xuất bán sẽ cao hơn.
+ Khu vực Bắc Ninh
+ Hải Dương
+ Hà Nội
+ Hưng Yên
… Rất nhiều cửa hàng trên tất cả các tỉnh thành của cả nước Việt Nam.
3. Thủ tục để mở cửa hàng – Kinh nghiệm quản lý CỬA HÀNG TÔN SẮT thành công
Để tránh rủi ro về pháp lý kinh doanh, chúng ta cần tìm hiểu kỹ tất cả các thủ tục cần thiết.
+ Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
+ Thông tin cá nhân liên quan đến người đăng ký, là người đại diện chịu trách nhiệm trước pháp luật.
+ Quyền sử dụng đất, mặt bằng, hoặc hợp đồng thuê, mua bán của nơi làm vị trí kinh doanh.
+ Đóng thuế và các khoản phí bắt buộc theo quy định nhà nước.
Để nắm được thông tin cụ thể, chi tiết nhất bạn nên đến cơ quan quản lý để được hướng dẫn chính xác.
4. Lựa chọn địa điểm kinh doanh – Kinh nghiệm quản lý CỬA HÀNG TÔN SẮT thành công
Địa điểm kinh doanh có tác động không nhỏ đến sự thành công của cửa hàng kinh doanh. Dù hàng hóa của bạn có tốt đến mấy nhưng khách hàng không tiếp cận được thì khó có thể bán được hàng.
Wpro.vn gợi ý bạn một số điểm cần lưu ý về địa điểm kinh doanh phù hợp như:
+ Chọn khu vực đông dân cư, trung tâm quận, huyện, thành phố… càng tốt.
+ Không xâm lấn vỉa hè, lề đường, ảnh hưởng tới giao thông đi lại chung
+ Biển hiệu, tên cửa hàng phải được ghi rõ ràng, được đặt tại vị trí dễ nhìn, quan sát.
+ Diện tích kho hàng khá rộng để có thể chứa hàng dự phòng phục vụ đủ, kịp thời cho nhu cầu mua hàng khách.
+ Ngôn từ chuẩn mực, không gây nhầm lẫn, hiểu lầm cho người đọc…
==> Bạn xem thêm:
Kế hoạch chi phí: Sản xuất, Nhân sự, Marketing…
Lập Kế hoạch doanh thu bằng excel – Miễn phí
Form mẫu – File excel quản lý chi phí Marketing tải miễn phí xem
Bản kế hoạch chi phí Marketing 12 tháng – Miễn phí tải ngay
5. Tính giá vốn hàng bán và quản lý hàng hóa.
Sắt thép cũng là một loại hàng hóa, vậy nên nó cũng sẽ phải chịu sự tác động chung của thị trường. Giá có thể lên hoặc xuống là điều rất bình thường. Tuy nhiên sẽ không có khả năng tăng lên đột biến hoặc xuống do một nguyên nhân nào đó trong ngành. Bạn nên chủ động giá mua hàng và các loại chi phí liên quan đến bán hàng để đưa ra giá bán hợp lý.
Tránh giá cao quá khách không mua, còn giá thấp quá lại không có lời.
Bạn cần nắm bắt giá cả thị trường thường xuyên để quyết định nhập hàng cho phù hợp.
Ngoài ra để có thể tính giá bán chính xác, bạn cần phải quản lý hàng hóa hiệu quả nhất. Giảm thiểu hàng hóa thất thoát không chỉ giúp bạn giảm được chi phí hàng hóa mà còn tiết kiệm được công sức, tiền bạc.
Nếu như trước đây bạn quản lý bán hàng bằng phương pháp thủ công ghi chép bằng tay. Tuy có tiện lợi, nhưng sai sót tính toán là điều không thể tránh khỏi. Dẫn tới các báo cáo bán hàng sai, việc ra quyết định của chủ doanh nghiệp ảnh hưởng không nhỏ.
Để khắc phục tình trạng quản lý kém hiệu quả trên, chúng ta nên tìm cho mình công cụ quản lý chuyên nghiệp. Bạn có thể tham khảo phần mềm WPRO 2.0 nhé.