Cách lập bảng kế hoạch tài chính cá nhân và quản lý dòng tiền tốt nhất. Để dòng tiền của mình sinh thêm lợi nhuận ngay cả khi mình không làm việc. Thì bạn phải biết cách xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân của mình. Vậy làm thế nào để có một bản kế hoạch chi tiết thì chúng ta làm thế nào?
Dưới đây là các bước giúp bạn lập bảng kế hoạch tài chính cá nhân, cùng theo dõi bạn nhé.
>>>>> Xem thêm: Lập kế hoạch tài chính cá nhân bằng excel – miễn phí
Cách lập bảng kế hoạch tài chính cá nhân
Để có một bản kế hoạch tài chính cá nhân, chi tiết chúng ta thực hiện theo các bước sau đây:
1. Xác định nguồn tài chính của bạn
Đàu tiên chúng ta phải xác định xem nguồn tài chính của chúng ta có bao nhiêu để lên kế hoạch. Khi xác định được nguồn tài chính hiện có, chúng ta mới lên kế hoạch mục tiêu được chính xác và rõ ràng. Một bản kế hoạch chi tiết sẽ giúp chúng ta quản lý được dòng tiền của mình sẽ đi về đâu.
2. Quản lý chi têu hàng tháng
- Mỗi tháng chúng ta sẽ có những khoản thu cố định, như tiền nhà, các khoản trả góp, điện nước, internet,….. Nên chúng ta sẽ bỏ một khoản phí đó ra riêng.
- Liệt kê những khoản khác phải chi trong tháng như: phí sinh hoạt, dịch vụ khác nơi mình ở,…..
- Bỏ tiếp ra một khoản để phát sinh như: đám cưới, đám ma, nhà mới, sinh nhật…..
- Sau khi liệt kê các khoản đó và tính toán thì khoản còn lại sẽ để tiết kiệm và đầu tư.
- Chúng ta nhìn lại bảng thu chi, nhìn thật kỹ và cân nhắc lại các khoản trên có thực sự cần thiết hay không. Nếu không cần thiết thì loại bỏ, cần thiết thì để lại và cân đối ngân sách. Cân đối lại xem các khoản đó có thu hẹp được nữa hay không, hay hạn chế sử dụng để giảm tiền phí. Qua đó để chúng ta có thể tăng thêm nguồn tiết kiệm lên. Không phải là chúng ta kẹt sỉ, chỉ là chúng ta hạn chế sử dụng hay sử dụng một cách tiết kiệm để bảo vệ hành tinh của mình.
3. Lên kế hoạch cho những dự định tương lai – Quản lý tài chính cá nhân
Sau khi đã liệt kê các khoản phải thu, phải chi thì chúng ta sẽ thiết lập một bảng kế hoạch cho tương lai. Những dự định, mục tiêu để cho chúng ta phấn đấu để có một tương lai tốt đẹp hơn.
Chúng ta sẽ có những kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Các kế hoạch ngắn hạn sẽ phục vụ cho những kế hoạch trung và dài hạn. Người ta thường nói là lấy ngắn nuôi dài.
Mỗi kế hoạch đều có những mốc thời gian cụ thể như:
- Ngắn hạn thường từ 3 tháng – 1 năm. Ví dụ như: cuối năm đổi xe máy mới, hay đổi ô tô mới.
- Trung hạn từ 1 – 3 năm. Ví dụ như, mua một căn nhà hay một mảnh đất.
- Dài hạn có khi đến trọn đời, hoặc từ lúc bắt đầu đến khi về hưu.
Việc xác định mục tiêu tương lai giúp bạn có động lực về tiết kiệm đầu tư và chi tiêu hợp lý hơn. Mỗi kế hoạch sẽ có một mốc thời gian cụ thể để chúng ta hướng tới.
>>>>> Xem thêm: Mẫu bảng chi tiêu cá nhân
4. Xây dựng một khoản tiết kiệm và đầu tư
Với một khoản tiền hiện có, chúng ta lên kế hoạch tiết kiệm và một khoản để đầu tư.
Tiết kiệm ngân hàng thì lãi thu về không đáng kể, nhưng mà chắc. Hãy gửi vào ngân hàng uy tín bạn nhé, chứ đừng ham lãi cao mà gửi bên ngoài, hay cho vay tín dụng. Là không chắc đã lấy về được đâu nhé, lúc đó sẽ là mất hết đó. Gửi tiết kiệm thì chúng ta gửi một phần thôi, vì nó lãi ít mà.
Còn khoản để đầu tư thì chúng ta sẽ chia nhỏ nếu tiền chúng ta nhiều nhiều. Nhưng trước khi đầu tư hãy quan sát và tìm hiểu kỹ về loại hình đầu tư đó. Khi nào chắc chắn, và quen dần, chúng ta sẽ đổ nhiều tiền vào đó. Còn mới tham gia thì để vào ít, không lo bị lỗ, và nếu có lỗ thì cũng không quá lớn.
Vì vậy chúng ta nên chọn các kênh đầu tư an toàn rủi ro thấp, lãi ít cũng được. Thị trường biến động, nên chúng ta không thể nắm chắc chắn được điều gì cả.
5. Đặt ra một ngân sách cho kế hoạch tài chính
Thay vì nghĩ rằng, chúng ta tiết kiệm là sẽ cắt đi những khoản mua sắm, hay là giải trí. Nhưng không cần phải thế, vì không có chúng thì cuộc sống sẽ trở nên nhạt nhẽo, và vô vị. Chúng ta sẽ hạn chế lại so với mức bình thường. Ví dụ tháng nào cũng mua quần áo, thì chúng ta sẽ để 2-3 tháng mua quần áo. Vì chúng ta có nhiều quần áo để mặc, khi nào cần thiết thì hãng mua. Cũng như tháng đi xem phim ngoài rạp 4 lần, thì chúng ta xem hạn chế lại thành tháng 2 lần. Bao giờ có phim mới và hay chúng ta thấy thích thì đi. Vậy nên mỗi khoản hạn chế lại một chút là mỗi tháng chúng ta lại dư ra được 1-2 triệu.
Bài viết trên đây đã hướng dẫn bạn cách lập bảng kế hoạch tài chính cá nhân qua 5 bước. Nếu bạn chưa hiểu về kế hoạch tài chính là gì, bạn có thể tham khảo các bài viết dưới đây.
Tham khảo thêm: