Có 1 bảng kế hoạch kinh doanh dù ngắn hay dài cũng tốt hơn là không có. Bởi lẽ “Không lập kế hoạch chính là Lập kế hoạch cho Thất bại”. Với mong muốn hỗ trợ bạn khởi nghiệp kinh doanh thành công, Wpro.vn cung cấp tới bạn OUTLINE của 1 bảng kế hoạch kinh doanh tiêu chuẩn để bạn tham khảo.
Lưu ý: Để dễ hình dung hơn, Trường áp dụng vào mô hình kinh doanh F&B. Bạn có thể tùy biến sao cho phù hợp với mô hình của bạn.
Hãy cùng tìm hiểu nhé.
XEM THÊM: Quản lý cửa hàng đồ ăn vặt
DANH MỤC CỦA BẢNG KẾ HOẠCH KINH DOANH.
1. Thông tin chung về quán.
1.1.Tên Business
1.2. Loại hình kinh doanh
1.3. Mục đích phục vụ/ kinh doanh
1.4. Địa điểm
1.5. Quy mô
1.6. Khách hàng mục tiêu
2. Kế hoạch tài chính
2.1. Tài chính dự kiến
2.2. Chi phí dự phòng
2.3. Mục tiêu lợi nhuận
2.4. Thời gian thu hồi vốn
2.5. Danh sách chi tiết danh mục và các chi phí phải bỏ ra.
3. Lập kế hoạch kinh doanh.
3.1. Phân tích nhu cầu người tiêu dùng
3.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh
3.3. Lên danh sách menu
3.4. Hình thức marketing
3.5. Tuyển dụng nhân viên
3.6. Chi tiết cách thiết kế quán
3.7. Danh sách các thiết bị và dụng cụ cần thiết
4. Danh sách nhà cung cấp.
5. Cách thức quản lý và điều hành
6. Các giấy tờ cần thiết để mở quán
Và sau đây, mình sẽ đi vào chi tiết các bước để các bạn dễ hiểu.
PHẦN 1 : NỘI DUNG CHI TIẾT THÔNG TIN CHUNG
1.1. Tên quán
Điều đầu tiên bạn cần làm là đặt tên cho quán cafe của mình. Nên lựa chọn một cái tên dễ đọc và thật ấn tượng bạn nhé.
1.2. Loại hình quán
Xác định ý tưởng và loại hình quán bạn muốn kinh doanh.
1.3. Mục đích phục vụ
Xác định rõ mục đích phục vụ mang đến cho khách hàng là gì?
Ví dụ nếu bạn mở quán cafe thì mục đích phục vụ sẽ là: tạo một không gian thoải mái cho khác hàng bên những ly cà phê thơm ngon và những cuốn sách hay…
1.4. Địa điểm
Tiếp theo, bạn cần xác định và tìm nơi thích hợp để mở quán.
Tùy vào từng loại kinh doanh mà sẽ cần những địa điểm khác nhau.
1.5. Quy mô
Xác định quy mô quán qua các yếu tố:
- Diện tích quán
- Sức chứa
- Số lượng nhân viên
- …
1.6. Khách hàng mục tiêu.
Bạn hãy xác định xem khách hàng mục tiêu của bạn là ai, ví dụ như:
- Các gia đình có con nhỏ
- Dân văn phòng
- Giới trẻ
- Sinh viên
- Lao động phổ thông
- Những người có thu nhập cao…
PHẦN 2: KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH CHUNG
=> TẢI MẪU KẾ HOẠCH DOANH THU BẰNG EXCEL TẠI ĐÂY
2.1. Tài chính dự kiến
Đưa vào mục này số tiền dự kiến bạn sẽ đầu tư cho việc mở quán/ cửa hàng. Trong kế hoạch kinh doanh chung thì không thể thiếu khi nhắc đến khoản ngân sách dự kiến.
2.2. Chi phí dự phòng
Bạn lên ngân sách dự phòng trong trường hợp bạn chưa bán được nhiều ít nhất trong 3 tháng đầu tiên.
2.3. Mục tiêu lợi nhuận
Bạn đưa ra mục tiêu lợi nhuận muốn đạt được theo cách mốc thời gian:
- Tháng đầu tiên
- 3 tháng
- 6 tháng
- 1 năm
2.4. Thời gian thu hồi vốn
Bạn cần tính toán và dự đoán thời gian thu hồi vốn để có các kế hoạch tiếp theo phù hợp
2.5. Danh sách chi tiết danh mục và các chi phí phải bỏ ra.
Lập 1 danh sách chi tiết về các chi phí bạn phải bỏ ra:
- Chi phí thuê mặt bằng
- Sửa sang/ thiết kế
- Chi phí mua thiết bị dụng cụ bàn ghế
- Tiền thuê nhân viên
- Chi phí điện nước
- Chi phí mua nguyên vật liệu
- …
PHẦN 3: LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH
3.1. Phân tích nhu cầu người tiêu dùng
Dựa vào khách hàng mục tiêu bạn đã lựa chọn, bạn sẽ phân tích và nắm bắt được xu hướng và sở thích của người tiêu dùng như sau:
- Chất lượng sản phẩm/ dịch vụ mà họ kỳ vọng
- Những sản phẩm/ dịch vụ mà khách hàng yêu thích nhất
- Khách hàng thích không gian ở quán/ cửa hàng như thế nào?…
Xem thông tin được nhiều người tìm kiếm nhất hiện nay khi quản lý kinh doanh.
3.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh
Bạn cần xem trong khu vực bạn kinh doanh, có những quán cạnh tranh nào. Bạn phân tích theo những khía cạnh sau:
- Họ kinh doanh theo hình thức nào?
- Có bao nhiêu quán có hình thức kinh doanh tương tự với bạn?
- Quy mô quán của họ ra sao?
- Đối thủ đã xuất hiện lâu hay vừa mới mở?
- Đánh gia độ nổi tiếng của họ? Họ có đông khách hay không?
- …
Từ đó mà bạn sẽ có thể đưa ra chiến lược xem bạn có thể làm gì để có thể tạo ra sự khác biệt.
Xác định điểm mạnh và điểm yếu của họ. Mục đích là để bạn có thể học hỏi những điểm mạnh ở họ, cũng như tìm cách vượt mặt ở những điểm yếu.
3.3. Lên danh sách menu
Đây là phần rất quan trọng. Dựa vào việc phân tích nhu cầu thị trường bạn có thể lên menu sao cho hấp dẫn nhất.
3.4. Hình thức marketing của kế hoạch kinh doanh chung
Thông thường, bạn có thể tận dụng sức mạnh của các mạng xã hội để quảng bá cho quán cafe của mình. Trước khi quán khai trương, bạn có thể treo trước băng rôn ngay quán, để khách biết khi nào quán khai trương, và có chương trình ưu đãi như thế nào.
Ở giai đoạn đầu mới mở quán, bạn có thể đưa ra các chương trình giảm giá trong tuần lễ khai trương. Chẳng hạn như giảm 10% trên mỗi loại đồ uống, hay mua với số lượng trên 3 ly được tặng kèm bánh, mua theo combo được giá bất ngờ…
Trong thời gian hoạt động, bạn cần thường xuyên cập nhật hình ảnh đồ uống và các chương trình ưu đãi lên trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram… Và chú ý tương tác với khách hàng nếu họ để lại bình luận hay ý kiến nào đó.
Bạn cũng có thể đưa ra các chương trình ưu đãi để thu hút đông khách hàng như: chương trình nhân các dịp lễ như 8/3, Valetine, 20/10, sinh nhật quán, black Friday…
3.5. Tuyển dụng nhân viên
- Tổng số lượng nhân sự
- Các vị trí cần tuyển
- Số lượng nhân viên ở mỗi vị trí
Các vị trí chính cần có cho một quán cafe bao gồm:
- Nhân viên phục vụ
- Nhân viên pha chế
- Đầu bếp
- Quản lý
- Thu ngân
- Kế toán
- Tạp vụ
- …
Trong đó, nhân viên pha chế rất quan trọng. Bạn có 1 menu rất phong phú và hấp dẫn. Nhưng đồ uống không ngon thì bạn cũng sẽ không thành công được.
Bạn nên tìm người có kinh nghiệm pha chế. Bởi trong quá trình kinh doanh, bạn sẽ nhiều lần phải tạo ra những món đồ uống mới.
3.6. Danh sách chi tiết cách thiết kế quán
Lập danh sách chi tiết, rõ ràng về cách thức bạn muốn bố trí và thiết kế quán.
Nếu là bạn mở 1 quán cà phê dang decor thì việc này càng quan trọng hơn. Bảng phải cần có bảng thiết kế cũng như danh sách các món đồ bạn muốn sử dụng để trang trí.
3.7. Danh sách các thiết bị và dụng cụ pha chế, nhà bếp
Lập danh sách chi tiết các thiết bị và dụng cụ được sử dụng để pha chế, nấu nướng…
PHẦN 4: DANH SÁCH NHÀ CUNG CẤP
Bạn cần tìm hiểu, so sánh giá giữa nhiều nhà thầu với nhau.
Cần cân đối giữa chi phí và chất lượng mà nhà cung ứng có thể đem lại.
Luôn có danh sách những dự phòng trong trường hợp nhà cung cấp chính không giao được hàng.
Với đặc thù là ngành ăn uống thì bạn cần chú trọng đến chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào. Nên lựa chọn nhà cung cấp uy tín, và làm việc với họ để có được thỏa thuận tốt nhất.
PHẦN 5: CÁCH THỨC QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH
Bạn phải đưa ra những quy định và cách thức quản lý 1 cách rõ ràng, chi tiết. Bạn có thể tham khảo các gợi ý sau:
- Quy định thời gian làm việc, ca làm việc
- Đồng phục nhân viên
- Mức lương
- Chế độ khen thưởng
- Hình thức chấm công
- Thời gian trả lương
- Các quy định tại nơi làm việc
- Yêu cầu đối với mỗi vị trí công việc
- …
PHẦN 6: CÁC GIẤY TỜ CẦN THIẾT ĐỂ MỞ QUÁN
Để mở quán, bạn cần xem phải chuẩn bị những loại giấy tờ gì. Bạn không nên chủ quan ở khâu này bởi nó là điều kiện cần để bạn kinh doanh được an toàn. Bạn cần tìm hiểu kỹ tùy theo mô hình kinh doanh bạn muốn mở.
Ví dụ như mở quán cafe thì bắt buộc bạn phải có:
- Giấy phép kinh doanh
- Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Ngoài ra, tùy vào quy mô có thể cần thêm:
- Cấp phép xây dựng quán
- Phòng cháy chữa cháy
Vì giấy tờ sẽ mất thời gian khá lâu để hoàn tất nên bạn cần chú ý xúc tiến trước.
Như vậy là bạn đã hoàn thành xong bảng kế hoạch kinh doanh rồi.
Hy vọng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp cho việc kinh doanh của bạn được dễ dàng hơn.
Cảm ơn bạn,
Wpro.vn – Chuyên về phần mềm Excel quản lý doanh nghiệp.