Kế hoạch kinh doanh năm cho doanh nghiệp, Startup, tự kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh năm cho doanh nghiệp, Startup, tự kinh doanh rất quan trọng đối với doanh nghiệp. Dù đó là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, mới bắt đầu hay đã có kinh nghiệm. Bởi kế hoạch kinh doanh giống như kim chỉ nam, giúp cho cả tập thể cùng nhau hướng tới.

Có kế hoạch kinh doanh, bạn sẽ biết cần phấn đấu tới đâu, mục tiêu sang năm mới của bạn là gì. Từ đó có thể triển khai các chiến lược, kế hoạch phù hợp để đạt được mục tiêu đó.

Chúng tôi chia sẻ những cách thức để bạn có thể xây dựng kế hoạch kinh doanh đúng đắn. Và phù hợp nhất với doanh nghiệp cho bạn.

 

PHẦN 1: NỘI DUNG TÓM TẮT KẾ HOẠCH KINH DOANH

Nội dung bao gồm:

  • Thông tin công ty
  • Lĩnh vực kinh doanh
  • Nguồn vốn
  • Thị trường hướng tới
  • Mục tiêu cần đạt được trong năm mới
  • Kế hoạch bán hàng
  • Khả năng tiếp thị
  • Tổ chức và quản trị nguồn nhân lực
  • Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực 
  • Ngân sách/ kế hoạch tài chính
  • Phụ lục

Mục này nhằm tóm tắt lại những ý chính để giúp người xem dễ dàng hiểu được tổng quan nội dung kế hoạch kinh doanh trong năm tới của bạn là gì.

Bạn cứ lần lượt điền thông tin cho từng mục.

Câu chữ cần ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu.

Và những phần sau, bạn sẽ đi vào chi tiết cho từng mục.

Kế hoạch kinh doanh năm cho doanh nghiệp, Startup, tự kinh doanh

PHẦN 2: CHI TIẾT TỪNG HẠNG MỤC TRONG KẾ HOẠCH KINH DOANH

2.1. Thông tin công ty

  • Tên công ty
  • Địa chỉ
  • Số điện thoại
  • Số fax
  • Email

2.2. Lĩnh vực kinh doanh

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của bạn là gì? Ví dụ chuyên sản xuất giầy da, bột làm bánh các loại, hay nước ngọt…

2.3. Nguồn vốn

  • Nguồn vốn chủ sở hữu
  • Huy động tiền từ cổ đông

2.4. Thị trường hướng tới

  • Thị trường đang có: thị trường trong nước hay nước ngoài. Đang có nhà máy/chi nhánh/công ty ở các tỉnh thành nào…
  • Đối tượng và nhu cầu khách hàng
  • Khoanh vùng nhóm: khách hàng nam hay nữ, độ tuổi, giới tính, thu nhập…
  • Nhu cầu: thích điều gì ở sản phẩm hiện tại, mong muốn những điều gì mới trong tương lai…
  • Đối thủ cạnh tranh

Để có thể xác định được những mục này, bạn cần tiến hành làm các bước phân tích sau: Phân tích thị trường & đối thủ cạnh tranh

2.4.1. Phân tích thị trường

Đây là điều quan trọng bạn cần phải làm đầu tiên, đặc biệt là đối với các bạn mới bắt đầu kinh doanh. Sẽ rất nguy hiểm nếu như bạn chỉ ngồi và nghĩ rằng bạn sẽ bán được, rằng khách hàng sẽ yêu thích sản phẩm của bạn.

Đừng suy đoán. Mà bạn phải phân tích dựa trên những số liệu thực tế. Phân tích nhu cầu thị trường giúp bạn xác định được khách hàng mà bạn hướng tới và nhu cầu của họ ra sao. Lựa chọn phân khúc và khách hàng mục tiêu phù hợp với sản phẩm/ dịch vụ mà bạn cung cấp.

Bạn sẽ tìm câu trả lời cho Đối tượng và nhu cầu của khách hàng cho một loạt các câu hỏi:

  • Khách hàng của bạn hướng tới là ai? Xác định độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập
  • Họ muốn mua sản phẩm như thế nào?
  • Vì sao họ muốn mua sản phẩm đó?
  • Họ kỳ vọng gì ở những sản phẩm trong tương lai…

Hãy luôn nhớ rằng, bạn càng hiểu rõ và chi tiết về khách hàng bao nhiêu, thì các kế hoạch hành động tiếp theo sẽ càng hiệu quả bấy nhiêu.

Và thậm chí là cả khi bạn đã đi được một chặng đường dài trong việc kinh doanh, thì việc phân tích nhu cầu của khách hàng vẫn rất cần thiết. Bởi vì nhu cầu có thể sẽ thay đổi. Nếu như chúng ta chậm chân hơn đối thủ trong việc nắm bắt những nhu cầu mới của khách hàng, thì việc họ sẽ quay lưng với bạn là điều dễ hiểu.

Kế hoạch kinh doanh năm cho doanh nghiệp, Startup, tự kinh doanh

2.4.2. Phân tích đối thủ cạnh tranh

Trong một phân khúc thị trường nhất định, bạn cần biết được đối thủ của mình là ai, và điểm mạnh, điểm yếu của họ là gì. Để từ đó mà bạn có thể đưa ra những chiến lược phù hợp để có thể vượt mặt đối thủ.

Bạn phải thường xuyên theo dõi tình hình của đối thủ, cải thiện vị trí cạnh tranh của mình. Không chỉ phân tích đối thủ hiện có, mà bạn còn cần phân tích những đối thủ mới xuất hiện.

Vậy khi tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh, bạn cần phân tích những gì? Bạn sẽ tập trung vào phân tích 4 khía cạnh theo phương pháp SWOT như sau:

  • Điểm mạnh – Strengths: Bạn liệt kê ra những điểm mạnh của đối thủ và của bản thân là gì. Khi đã biết bạn mạnh ở mặt nào, bạn sẽ có kế hoạch để phát huy nó được tốt hơn.

Xác định lợi thế bán hàng của bạn là gì, khảo sát xem khách hàng yêu thích điểm nào ở các sản phẩm của bạn để có hướng phát triển phù hợp.

  • Điểm yếu – Weaknesses: Tương tự, bạn cần xác định được điểm yếu cả đối thủ và của bạn là gì. Hiểu được mình yếu ở đâu để khắc phục. Nắm được điểm yếu của đối thủ để đề ra chiến lược vượt mặt họ.

2.4.3. Cơ hội và thách thức

Đi trước đối thủ, đón đầu cơ hội trước họ sẽ đem lại cho bạn những lợi thế rất lớn trong việc giành khách hàng và chiếm lĩnh thị trường.

  • Cơ hội – Opportunities: Là những điều mà bạn có thể nhìn nhận và làm chủ để giành trước lợi thế. Cơ hội không phải dễ nhận ra nên bạn cần phân tích xem những cơ hội nào mình có thể có được để chủ động nắm bắt.
  • Rủi ro – Threats: Bên cạnh những cơ hội sẽ là những rủi ro. Một khi đã nhìn ra được rủi ro, bạn có thể có kế hoạch phòng tránh, cũng như kế hoạch đối phó nếu như tình huống không tốt xảy ra.

2.5. Mục tiêu cần đạt được trong năm mới

Trong mục này, bạn liệt kê ra những mục tiêu dài hạn và ngắn hạn mà bạn muốn thực hiện.

Mục tiêu phải rõ ràng, chi tiết để mọi người có thể hiểu được chính xác bạn muốn gì.

Sau đây là một số hướng dẫn để giúp bạn có thể xác định mục tiêu kinh doanh của mình:

Bạn cần xây dựng mục tiêu dài hạn trước, rồi đến các mục tiêu ngắn hạn hơn. Điều đó cũng tương tự việc bạn xác định đích đến trước, rồi mới tới việc xác định các con đường để đi đến được nơi cần tới.

Và khi bạn xây dựng mục tiêu kinh doanh, bạn cần tuân thủ theo nguyên tắc SMART như sau:

  • Cụ thể – Specific: Kế hoạch đưa ra phải càng rõ ràng càng tốt. Ví dụ mở rộng sản phẩm A đến thị trường miền Tây vào đầu quý 2 năm sau.
  • Đo lường được – Measurable: Các chỉ tiêu đưa ra phải đi kèm với những con số đo lường được. Thường sẽ liên quan đến các chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận…
  • Khả thi – Achievable: Mục tiêu đề ra phải mang tính khả thi, có khả năng thực hiện được tùy vào tình hình kinh doanh của bạn. Tránh việc đưa ra mục tiêu quá tham vọng, khi không thực hiện được sẽ gây tâm lý chán nản.
  • Thực tế – Realistic: Mục tiêu phải phù hợp với bối cảnh và tình hình thực tế thị trường và nhu cầu khách hàng.
  • Thời gian cụ thể – Timely: Mục tiêu phải đi kèm với thời hạn hoàn thành dự kiến rõ ràng. Ví dụ: tăng gấp đôi doanh thu vào tháng thứ nhất của quý 3 năm sau.

Kế hoạch kinh doanh năm cho doanh nghiệp, Startup, tự kinh doanh

2.6. Kế hoạch bán hàng và tiếp thị

Từ mục tiêu đề ra ở phần trên, bạn sẽ có kế hoạch hành động chi tiết xem bạn phải làm gì để đạt được mục tiêu đó.

Ví dụ bạn đề ra mục tiêu tăng gấp đôi doanh thu vào quý 1 năm sau. Thì bạn phải lên kế hoạch bạn cần làm những chương trình marketing nào, chạy những sản phẩm nào, mở rộng sản phẩm ra những thị trường nào…

Bạn cần trả lời được những câu hỏi như sau:

  • Bán hàng và tiếp thị bằng hình thức nào: gửi thư, đến tận nhà, gửi mail, qua điện thoại, đăng quảng cáo, hội chợ thương mại…
  • Chạy các chương trình khuyến mãi như thế nào? Trong thời gian bao lâu? Cho sản phẩm nào?…

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH: XEM TẠI ĐÂY

2.7. Tổ chức và quản trị nguồn nhân lực

Sau khi có kế hoạch chi tiết, bạn sẽ cần phân công nhân sự sẽ đảm nhiệm những phần công việc phù hợp.

Bạn cần xác định các thông tin sau:

  • Số lượng nhân sự hiện có
  • Nhu cầu nhân sự cho tương lai
  • Cách thức quản lý nguồn lực như thế nào?

Phân công đúng người đúng việc rất quan trọng. Điều này sẽ giúp họ phát huy hết khả năng và đem lại hiệu quả cao nhất cho công việc.

Ngoài ra cần tính toán để tối ưu hóa số lượng nhân viên. Tránh tuyển người quá nhiều nhưng không hiệu quả sẽ làm lãng phí ngân sách của bạn.

2.8. Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực

Bạn sẽ xây dựng những chiến lược gì để nguồn nhân lực của mình ngày càng phát triển và mạnh hơn.

  • Kế hoạch đào tạo nhân viên
  • Các chế độ khen thưởng
  • Sơ đồ thăng tiến…
  • ..

MẪU BÁO CÁO DOANH THU BÁN HÀNG HÓA, DỊCH VỤ TRÊN EXCEL: CLICK XEM TẠI ĐÂY

2.9. Ngân sách/ kế hoạch tài chính

  • Mục tiêu A/B/C cần ngân sách dự kiến là bao nhiêu?
  • Khi nào cần chi? Chi 1 lần hay chia thành nhiều đợt?
  • Chi tiết từng hạng mục cần chi với số tương ứng là bao nhiêu?..

Lên ngân sách dự kiến là rất cần thiết. Với những kế hoạch cụ thể đưa ra, thì bạn sẽ phải chi ra số tiền là bao nhiêu để thực hiện được. Đó sẽ không thể là con số chính xác. Nhưng bạn cũng sẽ có được 1 con số tương đối để có thể có sự chuẩn bị phù hợp.

Tránh việc không lên ngân sách, khi chạy kế hoạch thực tế bị bất ngờ vì số tiền quá nhiều. Lúc đó bạn sẽ tự đưa mình vào khó khăn do sự chuẩn bị không chu đáo.

 

2.10. Phụ lục

Là những lưu ý khác bạn cần mọi người chú ý, như:

  • Tài liệu tham khảo
  • Người cần liên hệ
  • Những con số và dữ liệu đã

Với bảng kế hoạch kinh doanh năm cho doanh nghiệp như trên, mình nghĩ cũng đã dễ dàng hơn cho bạn để có thể bắt tay vào làm.

Hãy nhớ, hiểu rõ thị trường của mình là điều tiên quyết trong việc kinh doanh. Hãy bắt đầu với bước đầu tiên thật đúng đắn thì các bước kế hoạch tiếp theo mới hiệu quả.

Hiểu rõ điểm mạnh điểm yếu của mình. Đề ra những mục tiêu rõ ràng, phù hợp và triển khai thành các bước thực hiện cụ thể. Như vậy là bạn đã xây dựng xong kế hoạch kinh doanh cho năm mới của mình rồi.

Chúc công việc kinh doanh của bạn luôn thành công và thuận lợi!

 

Leave a Reply