Kinh doanh thức ăn chăn nuôi cần phải chú ý những yêu cầu gì ? Làm cách nào để kinh doanh thành công, hiệu quả? Nhu cầu về cung cấp thực phẩm tăng cao kéo theo chế độ dinh dưỡng của thực phẩm cũng phải chất lượng.
Tùy từng trang trại kinh doanh: Lợn, gà, bò, trâu… hay ngan, vịt mà chế độ dinh dưỡng cho từng vật nuôi khác nhau. Nếu chỉ cho ăn cỏ, lá cây, rau xanh thì không thể đáp ứng được đầy đủ dưỡng chất phát triển.
Chính vì vậy mà từ đó hình thành các cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Mục đích của kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhằm hỗ trợ cải thiện chế độ dinh dưỡng. Mặt khác cũng là tăng cơ hội, doanh thu, lợi nhuận cho cửa hàng kinh doanh.
==> Xem thêm:
Kế hoạch Marketing (4p) – WPRO.VN
7 bước lập kế hoạch nhân sự: Đơn giản – Hiệu quả
Kế hoạch kinh doanh năm cho doanh nghiệp, Startup, tự kinh doanh
>> Dùng thử miễn phí:
Tải ngay DEMO phần mềm quản lý bán hàng WPRO 2.0
Tuy nhiên mỗi lĩnh vực kinh doanh sẽ có các khó khăn, thách thức khác nhau để đi đến thành công. Bạn nên chuẩn bị tốt cho mình các kiến thức, kinh nghiệm sau:
1. Nghiên cứu thị trường, lập kế hoạch kinh doanh.
Muốn kinh doanh bất kỳ ngành nghề nào bạn đều phải xem xét kỹ lượng về thị trường. Dù sản phẩm có tốt đến mấy, đẹp như thế nào nhưng không có nhu cầu thì cũng là hàng loại. Chính vì vậy bạn cần nghiên cứu, tìm hiểu về thị trường tại khu vực kinh doanh. Sau đó xác định đầu ra cho sản phẩm, nghĩa là thăm dò nhu cầu người dân.
Sau đây là một số giả thiết được nêu ra như sau:
- Mục đích kinh doanh mặt hàng thức ăn chăn nuôi của bạn là gì ?
- Nhu cầu người dân khu vực này như thế nào? Hiện tại quanh đây có trang trại lớn hay chỉ kinh doanh nhỏ lẻ.
- Nên chọn phân khúc thị trường nào cho hợp lý?
- Nguồn hàng dự kiến sẽ lấy ở đâu? Thông qua đại lý hay nhà sản xuất?
- Xác định đối thủ cạnh tranh. Hầu hết các cửa hàng đã được mở ra trước đó, bạn cần làm gì để cạnh tranh được với họ?.
Từ một số câu hỏi được đặt ra, bạn cần sơ lược lại để xác định rõ kế hoạch kinh doanh của mình thật tốt hơn.
2. Xác định nguồn hàng uy tín – Kinh doanh thức ăn chăn nuôi cần phải chú ý những yêu cầu gì ?
Sau khi đã xác định rõ ràng các vấn đề ở trên. Bạn sẽ tiếp tục công việc đó là tìm nguồn hàng uy tín. Để có thể duy trì được cửa hàng lâu dài, cách tốt nhất là bạn nên bán hàng thật đúng chất lượng.
Bạn có thể làm việc lấy hàng trực tiếp với nhà sản xuất theo mức đã quy định. Giá sản phẩm lấy trực tiếp thường rẻ hơn rất nhiều so với đại lý. Tuy nhiên mẫu mã, chủng loại thường không đa dạng nhiều, số lượng mỗi lần lấy thường nhiều.
Nhưng nếu bạn lấy hàng qua đại lý phân phối giá hàng thường nhỉnh hơn chút. Tuy nhiên mẫu mã đa dạng và số lượng quy định hàng lấy cũng ít hơn nhiều. Vấn đề khiến bạn đau đầu ở đây là hàng rất dễ bị tráo đổi, khó quản lý chất lượng.
Đã có không ít khách hàng phản ảnh khi nhận hàng. Vỏ ngoài bao bì có ghi các dinh dưỡng tuy nhiên họ nhận được chỉ toàn cám ngô nặng đơn thuần. Các viên cám còn có hiện tượng bám trắng, dính cục với nhau, mốc…
Đó chính là 2 lựa chọn dành cho bạn nếu có ý định tìm nguồn hàng kinh doanh.
3. Tìm đầu ra phân phối hàng và đại lý.
Trong kinh doanh, song song với mua hàng chính là bán hàng. Và tất nhiên vấn đề được nhắc tới là đầu ra cho sản phẩm. Bạn muốn bán được nhiều hàng cần tìm nhiều trang trại lớn, nhà phân phối khác. Nếu bạn chỉ xác định bán lẻ thì số hàng của bạn rất lâu hết. Ngoài ra chất lượng sản phẩm lưu kho cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Bà con chăn nuôi vừa được cám tốt, thức ăn tốt cho vật nuôi mà chúng ta lại vừa có doanh thu, lợi nhuận. Đó là tiêu chí của tất cả các chủ cửa hàng kinh doanh thức ăn chăn nuôi muốn hướng tới.
4. Quản lý kho hàng hóa lưu kho – Kinh doanh thức ăn chăn nuôi cần phải chú ý những yêu cầu gì?
Hàng hóa khi được nhập về bạn không thể bán hết được ngay lúc đó. Mặt hàng bạn cũng có số lượng hàng nhất định để có thể bán bất cứ lúc nào. Khách hàng sẽ không phải đợi hàng mất thời gian khi mua hàng. Chính vì thế bạn cần bố trí các kho quản lý hàng hóa hợp lý.
Để hàng hóa được đảm bảo cả số lượng, chất lượng bạn có thể xem chi tiết qua:
==> Xem thêm: SẮP XẾP QUẢN LÝ KHO HÀNG HÓA.
Thực hiện phương châm:
+ Hàng nhập trước, xuất trước
+ Hạn sử dụng ngắn đẩy bán trước…
Ngoài ra, thức ăn chăn nuôi cần bảo quản khô dáo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp. Nếu gặp mưa phùn, nước rất dễ hỏng, ẩm mốc ảnh hưởng tới chất lượng hàng. Chính vì thế bạn cần kê kệ để sản phẩm không tiếp xúc đất trực tiếp. Mà bạn cũng không nên để hàng xếp chồng lên nhau quá nhiều. Ước chừng từ 10 – 15 bao một hàng là hợp lý.
==> Xem thêm:
Kế hoạch chi phí: Sản xuất, Nhân sự, Marketing…
Lập Kế hoạch doanh thu bằng excel – Miễn phí
5. Chuẩn bị giấy tờ và thủ tục pháp lý khi kinh doanh thức ăn chăn nuôi.
Chúng ta cần tìm hiểu kỹ càng về giấy tờ thủ tục bắt buộc để được cấp phép kinh doanh. Một số giấy tờ cần có như:
- Giấy đăng ký kinh doanh do cơ quan thẩm quyền cấp
- Thông tin người đại diện cửa hàng
- Địa chỉ kinh doanh rõ ràng
- Biển hiệu, tên gọi phù hợp quy định, thuần phong mỹ tục, không gây hiểu nhầm cho người đọc.
- Nghĩa vụ và trách nhiệm đóng các khoản thuế bắt buộc đối với nhà nước…
6. Quản lý bán hàng hiệu quả, đơn giản dễ dàng nhất nhờ phần mềm quản lý bán hàng.
Để tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân sự để quản lý hàng hóa bán hàng mà vẫn không tính toán được lãi lỗ ra sao. Cách tốt nhất là bạn nên sử dụng công cụ quản lý bán hàng chuyên nghiệp.
Bạn có thể dùng thử miễn phí Phần mềm quản lý bán hàng WPRO 2.0.
Tất cả số liệu, báo cáo đều được hiển thị rõ ràng, minh bạch, chính xác nhất. Hãy sử dụng thử để cảm nhận ý nghĩa thiết thực nhất về phần mềm bán hàng.
>> Dùng thử miễn phí:
Tải ngay DEMO phần mềm quản lý bán hàng WPRO 2.0
Với nhu cầu về thực phẩm ngày càng nhiều, càng cao do đời sống và thu nhập của người dân tăng cao. Từ đó chế độ dinh dưỡng bữa ăn cho các hộ gia đình tăng cao. Nếu chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ thì khó có thể đáp ứng được hết nhu cầu đó. Vì thế nhiều trang trại lớn được hình thành và là cơ hội kinh doanh cho nhiều ông chủ.
Ngày nay nhu cầu thực phẩm sạch được đặt lên hàng đầu. Vì thế yêu cầu xuất xứ, truy xuất nguồn gốc của sản phẩm cũng được chú trọng.
Việc cấp phép, thiết lập, xây dựng trang trại theo tiêu chuẩn quy định cũng vì thế được phép kinh doanh. Một trong số tiêu chuẩn chính là thức ăn tại trang trại cũng phải đảm bảo sạch, đúng tiêu chuẩn.
>> Dùng thử miễn phí: