Mở cửa hàng kinh doanh máy tính cần chuẩn bị những gì?

Mở cửa hàng kinh doanh máy tính cần chuẩn bị những gì? – Hãy cùng WPRO tìm hiểu về hoạt động kinh doanh thiết bị công nghệ này nhé.

Máy tính là một trong những hàng hóa có giá trị lưu thông thị trường tương đối cao. Bạn cần phải chuẩn bị cả kiến thức, ngân sách thật tốt để vận hành kinh doanh được hiệu quả.

WPRO 2.0 – Phần mềm quản lý bán hàng, lãi lỗ, công nợ, chi phí

Kinh doanh cửa hàng máy tính cần chuẩn bị những gì

Kiến thức về hàng hóa là yêu cầu bắt buộc của bất kỳ ai, công việc gì đặc biệt là kinh doanh. Giúp bạn nắm bắt về sản phẩm, hàng hóa để lựa chọn được sản phẩm tốt, đúng chất lượng giá thành.

Đồng thời, có kiến thức bạn sẽ tư vấn khách hàng được tốt nhất. Khi khách hàng nhận được giá trị nào đó của bạn mang lại phù hợp với nhu cầu. Bạn sẽ làm thỏa mãn mong muống của khách, khả năng giữ chân khách hàng quay lại cửa hàng được lâu hơn.

Vậy là tỷ lệ mua hàng, tương tác, bán hàng được thường xuyên, hiệu quả đem lại tốt hơn.

kinh doanh may tinh

MỞ CỬA HÀNG MÁY TÍNH CẦN BAO NHIÊU VỐN?

Ngân sách là một trong những yếu tố giúp bạn khởi nghiệp, vận hành, phát triển cửa hàng được tốt nhất. Bởi có ngân sách bạn sẽ chi trả được các chi phí phụ vụ cho hoạt động kinh doanh đó.

Với cửa hàng kinh doanh máy tính thì chi phí dự kiến như:

1. Thuê mặt bằng nếu có:

Kinh doanh thứ gì, thì cái đầu tiên là mặt bằng. Nếu nhà có mặt tiền kinh doanh đẹp, thuận lợi buôn bán thì điều này không đáng lo. Còn nếu như không có thì chúng ta phải tìm kiếm mặt bằng đẻ mở cửa hàng. Chọn mặt bằng thuận tiện giao thông, nhiều người đi lại, đông dân cư, trường học, hay gần văn phòng là tốt nhất.

Tìm kiếm được một mặt bằng như thế, cũng hơi khó, và chi phí cũng hơi tốn kém. Dự kiến từ 3 triệu đồng – 10 triệu đồng/ tháng tùy địa điểm bạn lựa chọn và diện tích.

2. Tìm kiếm nguồn hàng – Kinh doanh máy tính

Đối với các sản phẩm hàng xách tay giá cả thường sẽ đắt hơn sản phẩm nội địa. Đồng thời, các sản phẩm hãng nổi tiếng đã có thương hiệu cũng có sự khác biệt khá nhiều về giá.

Tù thuộc vào địa điểm kinh doanh để chúng ta nhập những nguồn hàng phù hợp với nhu cầu. Chúng ta sẽ phải nhập hàng theo 3 nhu cầu khách hàng như sau:

  • Dòng loại đắt, sịn đời cao giá dao động từ hơn 15 triệu trở lên
  • Dòng máy trung bình từ 8 triệu – 12 triệu. Những dòng máy này, phục vụ cho những người làm dân văn phòng, hay học sinh học chương trình cao hơn. Phù hợp với những nhu cầu cao hơn để sử dụng nhiều phần mềm.
  • Cuối cùng là dòng thấp, đời máy thấp từ 5 triệu – 8 triệu, hoặc máy cũ dao động 2 triệu trở lên. Những máy này đời thấp hay đã qua sử dụng thì giá sẽ rẻ hơn, phục vụ cho các bạn học sinh từ cấp 1-cấp 2. Chưa học các chương trình nâng cao, phục vụ cho việc học trực tuyến, hay những người có nhu cầu sử dụng ít.

Bên cạnh việc bán máy tính, thì chúng ta nên nhập thêm các phụ kiện đi kèm. Như bàn phím, chuột, cái để chuột, chổi quét bụi, các link kiện thay thế khi hỏng,……

Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi người, vì thế chúng ta cần xem xét để nhập hàng. Dự kiến chi phí chuẩn bị cho nguồn hàng khi mới bắt đầu kinh doanh tầm 200 triệu – 500 triệu.

WPRO 2.0 – Phần mềm quản lý bán hàng, lãi lỗ, công nợ, chi phí

3. Chi phí mua sắm trang thiết bị, vật dụng phục vụ trưng bày, bán sản phẩm:

Bên cạnh việc nhập máy tính và các phụ kiện thì chúng ta cần phải trang hoàng cửa hàng trước. Máy tính hay điện thoại là các dòng sản phẩm có giá trị cao. Nên chúng ta cần phải sắp xếp cho lên kệ hay để tủ trưng bày, để nâng cao giá trị sản phẩm, thu hút khách hàng.

Lắp hệ thống đèn điện chiếu sáng  sao cho đẹp mắt, không được tối quá. Làm sao cho ánh sáng thu hút được sản phẩm, tạo ra sự khác biệt so với để không có điện. Ước tính khoảng 20 triệu đồng – 30 triệu đồng.

kinh doanh máy tính

4. Nhân sự

Tùy thuộc vào quy mô cửa hàng, nếu là tập đoàn lớn, có nhiều chi nhánh thì sẽ thuê nhân sự. Còn kinh doanh theo hộ gia đình, với quy mô nhỏ sẽ không cần phải thuê. Nhưng còn tùy thuộc cửa hàng nhỏ, mà đông khách thì sẽ cần người phụ bán hàng. Vì thế tùy theo tính chất công việc và số lượng hàng bán ra để cân nhắc việc thuê nhân sự bán hàng.

Có thể là nhân viên kinh doanh và một người có kinh nghiệm về kỹ thuật máy. Phát sinh lương dự kiến phải trả từ 5 triệu đồng đến – 15 triệu đồng/ nhân viên/ tháng.

5. Đầu tư mua sắm công cụ quản lý bán hàng, kinh doanh.

Nhiều người vẫn đang lo ngại về việc sử dụng công cụ, phần mềm liệu có mang lại hiệu quả cho quản lý? Đây là câu hỏi vô cùng hợp lý không cần phải bàn cãi.

Tuy nhiên  hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty thiết kế phần mềm khác nhau. Tiêu biểu như WPRO là một trong những công ty hàng đầu chuyên về thiết kế lĩnh vực này.

Và WPRO có phát hành bản DEMO MIỄN PHÍ dùng thử – Khách hàng có thể sử dụng để đưa ra quyết định của mình về công cụ này.

WPRO 2.0 – Phần mềm quản lý bán hàng, lãi lỗ, công nợ, chi phí

Chi phí để mua Phần mềm không quá lớn: Mỗi phần mềm dự kiến khoảng từ vài triệu đến chục triệu. Ưu điểm của WPRO là Vĩnh viễn, trả tiền một lần duy nhất cho bản quyền đó.

6. Chi phí khác.

Các khoản chi khác cần thiết và không phát sinh nhiều như:

+ Tiền điện, nước, mạng internet,…

+ Chi phí vận chuyển, giao nhận hàng,

+ Đóng gói

+ Tài liệu, xử lý yêu cầu bằng văn bản, công cụ hỗ trợ khác

Trên đây là toàn bộ nội dung bạn cần lưu ý khi mở cửa hàng kinh doanh máy tính. Hy vọng nội dung bài viết sẽ giúp ích cho bạn một phần nào trong việc kinh doanh.

Tham khảo thêm:

Leave a Reply